Giải thích tên gọi | Huyệt dũng tuyền

Do huyệt đạo này như dòng suối mà năng lượng sinh tốn vốn có (nguyên khí tiên thiên) của con người trước khi sinh ra trào lên nên nó được đặt tên là Dũng tuyền. Đông y cho rằng những năng lượng ấy tuôn ra từ huyệt đạo này mà tuần hoàn khắp cơ thể.

Nhận biết vị trí | Huyệt dũng tuyền

Huyệt đạo này nằm giữa chỗ lõm thuộc nửa trước của lòng bàn chân. Khi co năm ngón chân lại, phía dưới gốc các ngón chân sẽ xuất hiện một chỗ lõm, dựa theo hình chữ nhân được tạo thành từ hai bờ chỗ lõm phía dưới gốc hai ngón chân thứ hai và thứ ba (kể từ ngón cái), sẽ xác định được vị trí của huyệt Dũng tuyền nằm giữa chỗ lõm ấy.

Hiệu quả trị liệu | Huyệt dũng tuyền

Huyệt đạo này rất hiệu quả trong trị liệu các chứng bệnh, đồng thời lại sẵn có khả năng điều chỉnh các chức năng, tăng cường sinh lực và thể lực cho cơ thể. Khi cơ thể bị mệt mỏi, kiệt sức, massage tỉ mỉ lên huyệt đạo này sẽ hổi phục được sức khỏe và sự sảng khoái cho tinh thần; khi tinh thần bị xao động mạnh, tác động lên huyệt Dũng tuyền sẽ làm cho tinh thần ổn định lại; ngay cả khi thần kinh quá hưng phấn, kích động, mất ngủ do bị stress, tác động lên nó cũng đạt được kết quả tích cực. Ngoài ra, huyệt đạo này cũng rất có hiệu quả trong trị liệu chứng tim đập quá nhanh, quá kích động, I-stê-ri bóng (người bị lên cơn I-stê-ri luôn luôn cảm thấy những vật hình tròn như quả bóng không ngừng chạy lên chạy xuống trong ngực mình), đau cổ họng và các triệu chứng của bệnh phụ khoa, lưng, bụng dưới, chi dưới hư lạnh, đau nhức; sung huyết đầu... Kích thích lên huyệt Dũng tuyền có thể điều chỉnh máu huyết lưu thông tuần hoàn, nên có tác dụng khắc phục tình trạng cơ thể hư lạnh, sung huyết trên đầu do các loại bệnh tật gây nên, chính vì thế mà huyệt đạo này thường được dùng chữa trị chứng hư lạnh và sung huyết trên đầu của bệnh cao huyết áp. 

Giải thích tên gọi | Huyệt nội dũng tuyền

Huyệt đạo này gần phía trong hơn huyệt Dũng tuyền nên gọi là Nội dũng tuyền.

Nhận biết vị trí | Huyệt nội dũng tuyền

Huyệt đạo này thuộc về nửa trước của lòng bàn chân. Khi co mạnh cả 5 ngón chân thì dưới lòng bàn chân xuất hiện một chỗ lõm; huyệt Nội dũng tuyên nằm tại chỗ lõm ấy nhưng hơi lệch về phía dưới ngón chân cái. Nếu dựa vào chỗ gồ lên dưới gốc ngón chân cái ở lòng bàn chân để làm tiêu chuẩn thì huyệt đạo này nằm về phía gót trước của gân bàn chần.

Hiệu quả trị liệu | Huyệt nội dũng tuyền

Huyệt đạo này thường được dùng để trị liệu bệnh cao huyết áp bằng cách dùng nắm đấm luân phiên gõ nhẹ lên hai bên huyệt Nội dũng tuyền độ 100 lần, sẽ làm giảm huyết áp. Ngoài ra kích thích lên huyệt Dũng tuyền ở bên cạnh nó kết hợp với massage cả lòng bàn chân sẽ tiêu trừ được sự nhức mỏi ê ẩm của toàn thân.

Huyệt lý nội đình

Giải thích tên gọi | Huyệt lý nội đình

Từ “Nội” chi nội bộ, bên trong, nội thất, tồn tại; từ “Đình” có nghĩa là đình viện, nơi ở, đại sảnh. Đối ứng với huyệt Nội đình trên mu bàn chân thì có huyệt Lý nội đình nằm dưới lòng bàn chân.

Nhận biết vị trí | Huyệt lý nội đình

Bẻ gập ngón chân thứ hai xuống dưới lòng bàn chân, điểm tiếp xúc giữa đầu ngón chân thứ hai với lòng bàn chân chính là vị trí huyệt Lý nội đình. Huyệt đạo này có thể hình dung là nằm phía trong và bên dưới của huyệt Nội đình.

Hiệu quả trị liệu | Huyệt lý nội đình

Rất có hiệu quả trong việc trị liệu các triệu chứng bệnh đường tiêu hóa mà đặc biệt là bệnh đau dạ dày, kiết lỵ, ngộ độc thực phẩm.

Huyệt chí âm

Giải thích tên gọi | Huyệt chí âm

“Chí” có nghĩa là đến, đến nơi, cuối cùng, tối đa; “Âm” có nghĩa là Tiểu âm (ngón út); “Chí âm” tức là huyệt đạo đến vị trí cuối cùng của chân là Tiểu âm (ngón chân út).

Nhận biết vị trí | Huyệt chí âm

Huyệt đạo này nằm sát mé ngoài gốc móng ngón chân út.

Hiệu quả trị liệu | Huyệt chí âm

Với các triệu chứng chi dưới nóng ran hoặc hàn lạnh, vị trí thai nhi dị thường, đẻ khó, đau đầu, nặng đầu, ngạt mũi, sổ mũi, ngực và một bên bụng đau, tiểu tiện khó khăn, liệt dương, đái dầm, táo bón, đau nhức vai; nhất là đối với các triệu chứng bệnh hệ tiết niệu, huyệt đạo này rất có hiệu quả trong trị liệu. Khi chức năng thận suy yếu ngón chân út sẽ bị tê cứng, xoa bóp lên đó sẽ cảm thấy rất đau đớn; tiến hành massage cẩn thận tỉ mỉ lên vùng huyệt Chí âm trên ngón chân út, sẽ nâng cao chức năng thận, khắc phục tình trạng trên.ước, đau lưng, trướng bụng dưới, chân tay uể oải mỏi mệt, bồn chồn buồn bã trong người, cơ thể khó chịu, buồn nôn, viêm khớp xương chân, hư lạnh chi dưới, táo bón, viêm amiđan khi kinh nguyệt không đều sẽ gây nên các triệu chứng bệnh phụ nữ như nổi giận hoặc quá nóng nảy bức xúc trước những sự việc rất nhỏ nhặt; khi gặp trường hợp ấy kích thích lên huyệt Chiếu hải sẽ chế ngự được. Không những thế, nó còn có khả năng chữa trị chứng vị trí tử cung khác thường. Để khắc phục triệu chứng đôi chân nặng nề uể oải, đau ê ẩm... kích thích lên huyệt Chiếu hải kết hợp với huyệt Dũng tuyền và huyệt Thái khê sẽ có hiệu quả tích cực.

Huyệt chiêu hài

Giải thích tên gọi | Huyệt chiêu hài

"Chiếu" có nghĩa là chiếu sáng, là ánh sáng mặt trời, là sáng sủa, quang huy; từ "Hải" biểu thị nơi mà sự vật đêu tập trung ở đó; tức là khi cơ thể bất bình thường thì tà khí (nguyên nhân gây bệnh) rõ ràng là tập trung tại đó.

Nhận biết vị trí | Huyệt chiêu hài

Huyệt đạo này nằm ở chỗ lõm phía bên dưới mép thấp nhất của mắt cá chân trong chừng một đốt ngón tay.

Hiệu quả trị liệu | Huyệt chiêu hài

Huyệt đạo này đặc biệt hiệu quả trong việc chữa trị bệnh phụ khoa nhất là đối với triệu chứng kinh nguyệt không đều và những triệu chứng do bệnh kinh nguyệt gây nên. Huyệt đạo này có hiệu quả cao trong chữa trị các triệu chứng tính khí thất thường, tình cảm u uất do thần kinh không ổn định gây nên, khô cổ khát nước, đau lưng, trướng bụng dưới, chân tay uể oải mỏi mệt, bồn chồn buồn bã trong người, cơ thể khó chịu, buồn nôn, viêm khớp xương chân, hư lạnh chi dưới, táo bón, viêm amiđan khi kinh nguyệt không đều sẽ gây nên các triệu chứng bệnh phụ nữ như nổi giận hoặc quá nóng nảy bức xúc trước những sự việc rất nhỏ nhặt; khi gặp trường hợp ấy kích thích lên huyệt Chiếu hải sẽ chế ngự được. Không những thế, nó còn có khả năng chữa trị chứng vị trí tử cung khác thường. Để khắc phục triệu chứng đôi chân nặng nề uể oải, đau ê ẩm... kích thích lên huyệt Chiếu hải kết hợp với huyệt Dũng tuyền và huyệt Thái khê sẽ có hiệu quả tích cực.

Huyệt thương khâu

Giải thích tên gọi | Huyệt thương khâu

Từ “Thương” có ý nghĩa mua bán, là hướng Tây, là mùa thu; trong Đông y nó chỉ Phế (phổi) trong ngũ tạng. "Khâu” có nghĩa là đồi núi, hình chỗ thấp nhất nằm giữa bốn bề cao, là tụ tập, cao... Trong trường hợp này, nếu gọi mát cá chân trong là "Khâu”, thì huyệt đạo nằm bên cạnh nó được lấy tên là "Thương khâu” để biểu thị.

Nhận biết vị trí | Huyệt thương khâu

Huyệt đạo này nằm ở chỗ lõm phía trước và bên dưới mắt cá chân trong.

Hiệu quả trị liệu | Huyệt thương khâu

Huyệt đạo này có hiệu quả đặc biệt trong chữa trị các triệu chứng bệnh của Tỳ (tụy) và Phê (phổi), bao gồm cả: viêm màng ngực (cơ hoành cách), rối loạn thần kinh giác quan, đau buồng tim, dạ dày suy nhược, nhão dạ dày, sa dạ dày, bệnh phụ khoa, ho, sắc mặt tái xanh do cơ thể quá suy kiệt... Ngoài ra, khi gặp các triệu chứng như: đại tràng bị bệnh nên dù mắc đi cầu nhưng phân không ra, gây nên chứng sôi bụng, trướng bụng cấp tính trầm trọng..., tác động lên huyệt Thương khâu sẽ khắc phục được. Đối với hiện tượng trẻ em co giật, buồn nôn, đầy bụng biếng ăn, đau đầu, nặng đầu, toàn thân uể oải, mỏi mệt... cũng thường dùng huyệt đạo này để trị liệu. 

Huyệt giải khê

Giải thích tên gọi | Huyệt giải khê

Từ “Giải” có nghĩa là giải khai, giải trừ; từ “Khê” có nghĩa là khe, vực núi, ý nói về đất. Như vậy “Giải khê” biểu thị vị trí của nó ở tại chỗ lõm sâu như một cái vực, nơi bàn chân và cẳng chân tách nhau ra.

Nhận biết vị trí | Huyệt giải khê

Huyệt đạo này nằm về phía trước và ngay giữa khớp xương cổ chân. Khi ngồi trên ghế, bàn chân đặt bằng trên mặt đất, khẽ nhấc mũi chân lên, gần mắt cá chân trong sẽ hiện lên một thớ gân lớn; tiếp đó chỉ nhấc một mình ngón chân cái lên, thì mé ngoài sẽ có thớ gân khác nổi lên. Huyệt Giải khê nằm giữa hai thớ gân này, ngay trên nếp nhăn chạy ngang khi co cổ chân lại.

Hiệu quả trị liệu | Huyệt giải khê

Huyệt Giải khê là một trong những huyệt đạo có hiệu quả cao trong trị liệu đối với nhiều loại bệnh, do đó được ứng dụng rất rộng rãi, trong đó có các trường hợp như: bị thương trẹo khớp chân, viêm khớp xương, phong thấp, sưng phù chân, hoa mắt chóng mặt, mắt nhức mỏi, thị lực giảm sút, tầm mắt bị bó hẹp; tính tình thất thường, đau nhức đầu, mặt và thân thể bị phù, tiểu tiện khó khăn, bắp cẳng chân bị bó cứng... Ngoài ra, huyệt Giải khê cũng có tác dụng cao trong việc khắc phục các triệu chứng bệnh của bụng do chứng co thắt dạ dày, đau bụng gây nên; đau mắt hay khuôn mặt, các triệu chứng bệnh thần kinh trung ương như I-stê-ri, điên, co giật cơ chân; đau eo lưng do vặn mình đột ngột, hen suyễn, ho, hư lạnh cơ thể...

Mục đích chính xác của việc sử dụng liệu pháp huyệt đạo | Huyệt giải khê

"Liệu pháp huyệt đạo" ra đời từ những khái niệm của học thuyết Đông y và lịch sử lâu đời của những kinh nghiệm lâm sàng, nhất thiết phải được thực hành dưới những tri thức chính xác thì mới có kết quả. Căn cứ vào rất nhiều những nghiên cứu về mối quan hệ giữa tạng phủ và kinh lạc, cho thấy rằng: đối với một loại bệnh hoặc triệu chứng bệnh nào thì phải dùng đúng loại huyệt đạo đó mới đạt đuợc kết quả. Hiện nay mỗi một huyệt đạo đều đã được nghiên cúu hết sức rõ ràng, vì thế việc lý giải chúng một cách chính xác mới chỉ là bước thứ nhất của liệu pháp huyệt đạo.

Không thể chỉ kích thích duy nhất lên một huyệt đạo nào đó mà có thể trị liệu được tất cả bệnh tật hoặc triệu chứng bệnh tật. Cũng không thể tồn tại một huyệt đạo chỉ để sử dụng đối với một loại bệnh hoặc triệu chứng bệnh mà không có hiệu quả đối với những loại bệnh hoặc triệu chứng bệnh khác. Một số huyệt đạo phải tương thừa tác dụng của nhau thì mới phát huy được hiệu quả, hoặc cũng không thể có việc kích thích lên một huyệt đạo mà không hề liên quan gì đến nơi bị đau, mà nó nhất thiết phải liên kết với kinh lọc thì mới phát huy được hiệu quả. Đó chính là sự thâm thúy, sâu sắc của liệu pháp huyệt đạo.

Ví dụ: trong khi tiến hành các biện pháp trị liệu, có lúc các huyệt đạo ở lưng thì thả lỏng, nhưng lại khẩn trương bấm các huyệt ở eo; tuy thế, tất cả các huyệt đạo đều được tương thừa tác dụng.

Hơn nữa, có những trường hợp người ta liệt kê ra nhiều huyệt đạo có hiệu quả trong phương pháp trị liệu đối với một loại bệnh hoạc triệu chứng bệnh nào đó. Nhưng như thế không có nghĩa là nhất thiết phải trị liệu lên tất cả các huyệt đạo này mới có hiệu quả, mà phải lựa chọn chính xác những huyệt đạo phản ứng nhất vơi bệnh tật, tiến hành biện pháp trị liệu thích hợp với từng huyệt một, đó mới là điều cốt yếu. Khi tác động lên huyệt đạo, tức là làm cho huyệt đạo bị đè nén đau đớn hoặc bị kích thích, nhưng chỉ một thoáng sau, nó lại làm cho bản thân người bệnh cảm thấy hết sức khoan khoái dễ chịu vì sự kích thích ấy; làm được như thế mới là điều quan trọng nhất.

Có được nhận thức chính xác đương nhiên là quan trọng, nhưng trong liệu pháp huyệt đạo, với trình độ kiến thức tương đồng, thì lại phải xem xét đến sự khác biệt và đặc tính trong phương pháp trị liệu của mỗi một cá nhân. 

Huyệt thái xung

Giải thích tên gọi | Huyệt thái xung

“Thái” có nghĩa là trọng yếu, quan trọng; “Xung” là chỉ thông lộ, thông đạo, con đường. Thông thường các huyệt đạo mà khi sờ vào nhận thấy nhịp đập của động mạch thì trong tên gọi của nó hay có chữ “Xung”.

Nhận biết vị trí | Huyệt thái xung

Từ kẽ giữa hai ngón chân cái và ngón thứ hai tiến thẳng về hướng cổ chân, sẽ phát hiện 2 đốt xương liền kề nhau hơi nhô cao lên trên mu bàn chân. Huyệt Thái xung nằm giữa vị trí ấy. Ấn đầu ngón tay lên đó sẽ nhận thấy nhịp đập của động mạch.

Hiệu quả trị liệu | Huyệt thái xung

Huyệt đạo này có hiệu quả cao trong trị liệu các chứng bệnh tử cung, bạch đới nhiều, viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn, viêm niệu đạo, triệu chứng bó thắt bụng dưới hay một bên bụng do các bệnh của đường sinh dục gây nên, đôi chân hư lạnh... Huyệt đạo này cũng thường dùng để chữa trị chứng viêm màng ngực (cơ hoành cách), đau thần kinh liên sườn, hoa mắt chóng mặt, ù tai, nặng tai, thị lực giảm sút, đau lưng, đau gan mạn tính, mẩn ngứa...

Huyệt nội đình

Giải thích tên gọi | Huyệt nội đình


“Nội” có nghĩa là bên trong, là nội bộ, nội thất, tồn tại; “Đình” có nghĩa là đình viện, đại sảnh. Do đó huyệt đạo mang tên Nội đình là chỉ vị trí của nó ở giữa ngón chân thứ hai và thứ ba (kẽ ngón chân) của bàn chân, khi dang ra giống như hầu hết các đình viện.

Nhận biết vị trí | Huyệt nội đình

Như tên huyệt đạo đã chỉ rõ nó nằm tại kẽ ngón chân thứ hai và thứ ba, nơi hai ngón chân tách nhau ra.

Hiệu quả trị liệu | Huyệt nội đình

Huyệt đạo này chuyên dùng để trị liệu các triệu chứng đau nhức, tê bại chân và đầu gối; đối với các triệu chứng phù chân, bị nhiệt, Vị Tràng hư nhược, chướng bụng, kiết lỵ... cũng rất hiệu quả. Ngoài ra cũng rất hiệu quả trong việc trị liệu các chứng đau thần kinh mặt, đau răng, ngộ độc thức ăn, rối loạn thần kinh giác quan, tay chân hư lạnh. Đốt cứu lên huyệt đạo này có hiệu quả cao trong trị liệu đối với các triệu chứng của bệnh mạn tính kể cả ở người lớn hay trẻ em.

Huyệt xung dương

Giải thích tên gọi | Huyệt xung dương

"Xung” có nghĩa là thông đạo, thông lộ, là nơi mà người ta hay qua lại, nó có ý là đột tiến. Các huyệt đạo mà khi dùng ngón tay đè lên lớp da bên trên nó, nhận thấy nhịp đập của mạch máu, thường có chữ “Xung” trong tên gọi. Từ “Dương” là chỉ Dương trong Âm Dương, theo Đông y thì lòng bàn chân thuộc Âm, mu bàn chân thuộc Dương. Từ đó, có thể nhận thấy tên của huyệt đạo này biểu thị nó nằm ở trên mu bàn chân, ngay tại nơi sờ vào thì nhận thấy nhịp đập của mạch máu.

Nhận biết vị trí | Huyệt xung dương

Từ mũi chân tiến về giữa cổ chân, sẽ phát hiện trên mu bàn chân có một chỗ đang hơi xiên xiên bỗng đột nhiên dốc đứng, bên cạnh vị trí ấy là chỗ hợp lại của xương 2 ngón chân thứ hai và thứ ba, huyệt Xung dương nằm gần về phía cổ chân. Sờ lên vị trí ấy sẽ cảm thấy nhịp đập của động mạch.

Hiệu quả trị liệu | Huyệt xung dương

Huyệt đạo này có hiệu quả cao trong trị liệu đối với các triệu chứng bệnh của hệ tiêu hóa như ăn không tiêu, biếng ăn, dạ dày và đường ruột trục trặc, kiết lỵ... Ngoài ra đối với các triệu chứng tê liệt thần kinh mặt, bán thân bất toại, lưng hoặc chân bị sưng, đau răng, ớn lạnh, phát sốt, chân tê bại không còn sức lực, tê liệt thần kinh tọa... huyệt đạo này cũng có tác dụng chữa trị cao.

Huyệt thái đôn

Giải thích tên gọi | Huyệt thái đôn

“Thái” nói lên tính quan trọng, trọng yếu; "Đôn” có nghĩa là trạng thái năng lượng của cơ thể không lưu thông được. Vì thế huyệt đạo mang tên Thái đôn biểu thị: ở một bộ phận quan trọng đến thế, năng lượng của cơ thể không lưu thông mà lại tích tụ tà khí (nguyên nhân gây bệnh).

Nhận biết vị trí | Huyệt thái đôn

Huyệt đạo này nằm giữa gốc móng ngón chân cái.

Hiệu quả trị liệu | Huyệt thái đôn

Huyệt đạo này có hiệu quả cao trong trị liệu các triệu chứng đau nhức từ một bên bụng xuống bụng dưới cho đến mé trong của chân, đau tim, choáng ngã, khùng điên, đau buồng tim, dịch hoàn sưng to, dịch hoàn dâng cao gây đau đớn; co giật ở trẻ em, tiểu tiện không kiểm soát được, đái dầm... Ngoài ra nó cũng rất hiệu quả trong trị liệu các bệnh phụ khoa như xuất huyết tử cung, tử cung thoát vị hoặc các loại bệnh của hệ sinh dục nam như viêm tinh hoàn, I-stê-ri phát tác... và nó cũng thường được dùng để cấp cứu cho các triệu chứng của bệnh co giật.

Huyệt lệ đoài

Giải thích tên gọi | Huyệt lệ đoài

“Lệ” có nghĩa là kịch liệt, dữ dội, khắc nghiệt; nếu ghép thêm chữ “Lực” (sức mạnh) vào bên cạnh thì sẽ là “Lệ” (khích lệ, khen thưởng). “Đoài” có nghĩa là vui vẻ, vui sướng, là thông suốt, là quy tập; nếu ghép thêm chữ “Kim" đàng trước thì sẽ có ý nghĩa là “Nhuệ” (có nghĩa là sắc nhọn, nhuệ khí, mạnh, nhanh). Vì thế “Lệ đoài” thể hiện: khi bị đau đớn dữ dội thì huyệt đạo này không chỉ chế ngự được mà còn có tác dụng nạp, khích lệ và gia tăng nguyên khí.

Nhận biết vị trí | Huyệt lệ đoài

Huyệt đạo này nằm trên chân móng ngón chân thứ hai (sát bên ngón chân cái).

Hiệu quả trị liệu | Huyệt lệ đoài

Đối với các triệu chứng như cảm giác nặng nề ở buồng tim, trướng bụng, buồn nôn do bệnh dạ dày và đường ruột gây nên; phù thũng nhưng không phát sốt, ớn lạnh, biếng ăn, sưng mặt, đau chân, đau từ cuống họng đến hàm răng trên..., huyệt đạo này có hiệu quả khắc phục cao. Nó cũng phát huy tác dụng trong trị liệu các chứng vàng da vàng mắt do bệnh đau gan, bụng báng, tích nước do viêm phúc mạc, đái tháo đường, co giật thần kinh mặt, sưng amiđan.

Huyệt khâu khư

Giải thích tên gọi | Huyệt khâu khư

“Khâu” biểu thị đồi, núi, cao, to; “Khư” cũng có nghĩa là đồi, núi, thành quách, khe vực. Huyệt Khâu khư biểu thị là huyệt đạo quan trọng có được khi coi mắt cá chân ngoài là đồi núi cao to.

Nhận biết vị trí | Huyệt khâu khư

Huyệt đạo này nằm ở phía trước và bên dưới mắt cá chân ngoài. Khi gập cổ chân để cho bàn chân vuông góc với cẳng chân, mũi chân hướng lên trên, sẽ thấy phía trước và bên dưới mắt cá chân ngoài xuất hiện một vị trí lõm xuống; huyệt Khâu khư nằm tại chỗ lõm ấy. Ấn mạnh lên vị trí đó, sẽ có cảm giác rất đau.

Hiệu quả trị liệu | Huyệt khâu khư

Huyệt đạo này có hiệu quả cao trong việc trị liệu các triệu chứng cơ bắp quá ốm, máu huyết tuần hoàn ngưng trệ, đau khớp xương hông, chuột rút bắp cẳng chân, co rút gân chân đột ngột... Ngoài ra nó còn có hiệu quả trong việc chế ngự hiện tượng tê cứng vùng gáy phía trên cổ, một bên bụng đau dữ dội. Đối với các triệu chứng trẹo chân, chóng mặt buồn nôn, choáng váng khi đứng lên đột ngột (biểu hiện của rối loạn tiên đình), đau thần kinh tọa, đau lưng, viêm túi mật mạn tính, sỏi mật... kích thích lên huyệt đạo này sẽ có tác dụng khắc phục.

Huyệt huyền chưng

Giải thích tên gọi | Huyệt huyền chưng

Từ “Huyền" có ý nghĩa là treo thẳng đứng; ngày xưa ở Trung Quốc trên cổ chân trẻ em hoặc các vũ công có treo một quả chuông đồng nhỏ (lục lạc), vì thế mà có tên là “Huyền chung”. Huyệt đạo này còn có biệt danh là Tuyệt cốt, nó nằm trên xương mác cẳng chân, nơi mà phần lớn khí của tủy xương tập trung ở đó.

Nhận biết vị trí | Huyệt huyền chưng

Huyệt đạo này nằm trên xương mác mé ngoài cẳng chân, tại chỗ chưa tới cơ bắp, bên trên mép cao nhất của mắt cá chân ngoài chừng 3 đốt ngón tay. Có thể tìm nó một cách đơn giản bằng cách dùng 4 đốt ngón tay khép chặt với nhau, đặt lên mép cao nhất của mắt cá chân ngoài, chỗ lõm trên vị trí cao nhất của ngón tay trên cùng chính là huyệt Huyền chung.

Hiệu quả trị liệu | Huyệt huyền chưng

Huyệt đạo này rất hiệu quả trong trị liệu các triệu chứng trướng bụng, biếng ăn, phù chân, chân mỏi mệt vận động không được linh hoạt và các triệu chứng khác như tê liệt và đau thần kinh chi dưới hoặc vùng lưng, trúng gió, bán thân bất toại; ngoài ra đối với các triệu chứng xuất huyết não, xuất huyết trĩ, chảy máu cam, tê cứng sau cổ, suy yếu cơ năng dạ dày... huyệt đạo này cũng có tác dụng khống chế.

Huyệt quang minh

Giải thích tên gọi | Huyệt quang minh

Từ "Quang” có nghĩa là sáng sủa, sáng trong, quang huy, chiếu rọi và chuyển sang có ý là điểm xuyết, quang trạch, thịnh vượng. "Minh” có nghĩa là rõ ràng minh bạch, là trong suốt, chứng minh... Mang tên là Quang minh, biểu thị triệu chứng bệnh đã thể hiện ra rõ ràng tại huyệt đạo này.

Nhận biết vị trí | Huyệt quang minh

Vị trí của huyệt đạo này được xác định tại mé ngoài cẳng chân và cách mép cao nhất của mắt cá chân ngoài chừng 5 đốt ngón tay, vừa khéo nằm giữa hai thớ cơ lớn hai bên.

Hiệu quả trị liệu | Huyệt quang minh

Rất hiệu quả trong trị liệu các triệu chứng phát sốt mà không ra mồ hôi, đầu và cơ thể luôn bị nhiệt; ngoài ra cũng rất hiệu quả trong trị liệu chứng đục thủy tinh thể, giảm sút thị lực, rối loạn thần kinh giác quan, đau dây thần kinh chân, tê bại chân...

I. GIẢI THÍCH TÊN GỌI

“Dương lăng tuyền” là sự tương phản của Dương âm tuyền, “Âm” ở vị trí mé trong, "Dương” nằm ở phía ngoài. Như vậy: khi phần cơ thể bên trên rốn bị bệnh do hàn lạnh, mà thuộc phần "Âm" (tức bệnh của các cơ quan nội tạng bên trong cơ thể) thì dùng huyệt Âm lăng tuyền để chữa trị; còn gặp các triệu chứng như phát sốt, phù thũng, đau nhức mà thuộc “Dương” (tức là các bộ phận phía ngoài của cơ thể) thì sử dụng huyệt Dương lăng tuyền để trị liệu mới hiệu quả; đó là kinh nghiệm từ cổ chí kim. Huyệt đạo này có biệt danh là Cân hội, tức là muốn nói đến huyệt đạo này có hiệu quả cao trong trị liệu các triệu chứng bệnh của gân cơ, như sự vận động không linh hoạt của đôi chân, co giật cơ bắp (chuột rứt)...

II. NHẬN BIẾT VỊ TRỊ HUYỆT ĐẠO

Ngay bên dưới mé ngoài đầu gối, thẳng phía trên mắt cá chân ngoài, có thể sờ thấy đầu nhỏ của xương chày và một hình tròn của đầu xương mác nổi gồ lên; huyệt Dương lăng tuyền nằm phía trước và sát dưới nó.

III. HIỆU QUẢ TRỊ LIỆU


Huyệt đạo này chuyên dùng để trị liệu các chứng phù chân, co giật cơ bắp, đầu có biểu hiện sưng to, đau chân và các triệu chứng của bệnh đau thần kinh tọa, đau thần kinh xương chày, tê liệt ở trẻ em, đau lưng; kể cả với các triệu chứng của bệnh đau tim, mẫn ngứa, cao huyết áp... cũng trị liệu hiệu quả.

I. GIẢI THÍCH TÊN GỌI

“Trung” có nghĩa là ở giữa, là trung tâm, là cảm thụ (trúng), là chỗ ở (trong); "Độc” là cái mương, cái cống để bài trừ, loại bỏ các vật ô uế dơ bẩn, toát lên sự khinh bỉ. Huyệt đạo có tên Trung độc biểu thị là huyệt đạo nằm trên chỗ lõm dài chạy dọc giữa mé bên ngoài bắp đùi, đặc biệt hiệu quả trong trị liệu các chứng bệnh của chi dưới.

II. NHẬN BIẾT VỊ TRÍ HUYỆT ĐẠO

Huyệt đạo này nằm trên đường thẳng chạy dọc mé ngoài bắp đùi, ngay tại giao điểm của đường thẳng ấy với đường chia tách cơ bắp đùi nằm phía trên đầu gối chừng 5 đốt ngón tay.

III. HIỆU QUẢ TRỊ LIỆU


Huyệt đạo này chủ yếu là để chữa trị các loại bệnh tật của chi dưới; như: vị trí cơ bắp đùi tách rời nhau ở mé ngoài bắp đùi bị đau nhức do bị hư lạnh, tê bại cơ, phù chân; cả với các triệu chứng của bệnh đau thần kinh toạ, đau dây thần kinh mé ngoài bắp đùi, bán thân bất tọa, đau lưng... huyệt đạo này cũng phát huy hiệu quả trị liệu cao.

 I. GIẢI THÍCH TÊN GỌI

Từ “Thân” có nghĩa là rõ ràng, minh bạch; từ “Mạch” là mạch trong kinh mạch; theo quy định trong Đông y thì đường đi của các huyệt đạo có quan hệ đến các chức năng của cơ thể thì gọi là kinh lạc, trong đó những đường chạy dọc gọi là Kinh mạch, những đường chạy ngang thì gọi là Lạc mạch; mà Kinh mạch và Lạc mạch thì đem năng lượng sức sống của thân tâm tuần hoàn khắp nơi. Huyệt đạo mang tên Thân mạch rõ ràng là một huyệt đạo có vị trí thuộc về Kinh mạch.

II. NHẬN BIẾT VỊ TRÍ HUYỆT ĐẠO

Huyệt đạo này nằm ngay chỗ lõm thẳng dưới mắt cá chân ngoài.

III. HIỆU QUẢ TRỊ LIỆU

Huyệt đạo này chuyên trị các triệu chứng đau mắt cá đến mức không thể đứng hoặc ngồi lâu, tâm thần dao động mạnh không sao trấn tĩnh được, đau đầu, hoa mắt chóng mặt; đồng thời cũng là huyệt đạo không thể thiếu trong chữa trị các chứng viêm khớp xương chân, phong thấp, trẹo khớp xương chân...

I. GIẢI THÍCH TÊN GỌI

“Côn lôn” là Thận sơn của Trung quốc, Côn lôn sơn là tên của một huyệt đạo. Ví chỗ gồ lên của mắt cá chân ngoài là Côn lôn sơn; cũng tương tự như thế, nằm ở chân núi, tức là chỗ lõm phía sau mắt cá chân ngoài chính là vị trí của huyệt đạo. Thuở trước, trong truyền thuyết thần thoại, nhân dân Trung quốc sùng bái núi Côn lôn là Thần sơn, nó không thuộc về đất mà thuộc về một Thánh địa trên trời; ngay đến chỗ ở của Thượng đế cũng được cho là tại khoảng không gian bên trên núi Côn lôn. Nhân dân tin rằng Côn lôn sơn ở trên trời, là khởi nguồn của sông Hoàng hà.

II. NHẬN BIẾT VỊ TRÍ HUYỆT ĐẠO

Ấn đầu ngón tay trỏ lên mép trên mắt cá chân ngoài, rồi dịch chuyển về phía sau, sẽ tìm thấy chỗ lõm phía trước nhượng chân (tức gân gót chân), đó chính là vị trí huyệt đạo.

III. HIỆU QUẢ TRỊ LIỆU


Huyệt đạo này có hiệu quả cao trong trị liệu đối với các triệu chứng bệnh đau thần kinh tọa, viêm khớp xương chân, phong thấp, chấn thương trẹo chân, viêm gân gót chân, đau chân và hư lạnh, chóng mặt hoa mắt, buồn nôn, nhức đầu, chứng co giật của trẻ em, chảy máu cam, đau mắt... Nó cũng rất hiệu quả trong chữa trị đối với các triệu chứng như: chân hoặc mắt cá chân đau nhức dữ dội, sưng gót chân không thể đứng xuống đất được, cơ bắp căng cứng mà co giật, ngạt mũi hoặc sổ mũi nặng và cả với các triệu chứng phát sốt, kiết lỵ của trẻ em.

I. GIẢI THÍCH TÊN GỌI

“Phục” có nghĩa là quay trở lại, phục phản; “Lưu” có ý là ngưng trệ, dừng lại, tích tồn; huyệt đạo này biểu thị nó ở vị trí mà tà khí (nguyên nhân gây bệnh) tích tụ nhiều lần.

II. NHẬN BIẾT VỊ TRÍ HUYỆT ĐẠO

Huyệt đạo này nằm sát mặt trước gân gót chân (nhượng chân) và cách điểm trung tâm mắt cá chân trong chừng 2 ngón tay về phía trên.

III. HIỆU QUẢ TRỊ LIỆU


Huyệt đạo này đặc biệt có hiệu quả trong trị liệu bệnh phụ nữ mà nhất là đối với chứng cơ thể hư lạnh, trướng bụng dưới. Nó được sử dụng để chữa trị các triệu chứng đau kinh nguyệt nặng, hư lạnh cơ thể, chứng khó mang thai... rất hiệu quả. Ngoài ra, huyệt đạo này còn được sử dụng để chữa trị các chứng bệnh dạ dày và đường ruột, chứng trướng bụng dưới, khắc phục triệu chứng đau tai, đau răng, phù thủng chân tay. 

I. GIẢI THÍCH TÊN GỌI

Từ “Thái” có ý là hết sức quan trọng, còn từ “Khê” chỉ khe, vực, khe núi, vực thẳm... tức là chỗ lõm sâu, khe sâu. Vì thế tên của huyệt đạo có ý biểu thị nó là huyệt đạo quan trọng nằm ở chỗ lõm trên chân; để kiểm tra sinh lực của nguyên khí Tiên thiên vốn có khi sinh ra mạnh hay yếu và đồng thời là huyệt đạo có tác dụng chữa trị nhiều loại bệnh.

II. NHẬN BIẾT VỊ TRÍ HUYỆT ĐẠO

Dùng đầu ngón tay trỏ ấn vào chỗ lõm phía sau mắt cá chân trong, rồi khẽ di chuyển lên xuống quanh vị trí ấy, nếu sự kích thích truyền lan đến lòng bàn chân; thì đó chính là vị trí của huyệt đạo.

III. HIỆU QUẢ TRỊ LIỆU


Nó không chỉ có hiệu quả trị liệu đối với các triệu chứng bệnh đau chân như bị chuột rút, trẹo chân mà còn có tác dụng trị liệu đối với nhiều loại bệnh trên khắp cơ thể như hoa mắt chóng mặt do bệnh huyết áp, hoặc choáng váng do đứng lên đột ngột (rối loạn tiền đình), đau lỗ tai, ù tai, viêm tai giữa, phong thấp khớp mạn tính, mẩn ngứa, mề đay, bớt, tàn nhang, đau tuyến tiền liệt, liệt dương, kinh nguyệt đau, kinh nguyệt không đều, viêm thận, viêm bàng quang, đái dầm...Đối với các triệu chứng khác như thần kinh, tình cảm dao động mạnh, tinh thần quá hưng phấn, mất ngủ, sung huyết đầu, tay chân quá hư lạnh, viêm phế quản, sưng cuống họng, hen suyễn, buồn nôn, táo bón, trĩ... tác động lên huyệt đạo này có hiệu quả khắc phục.

I. GIẢI THÍCH TÊN GỌI

“Tam âm” là huyệt đạo quan trọng, nằm ở vị trí 3 đường kinh lạc của chức năng Tụy, Gan, Thận giao hội.

II. NHẬN BIẾT VỊ TRÍ HUYỆT ĐẠO

Huyệt đạo này nằm ven mé sau xương cẳng chân, cách mép trên mắt cá chân trong chừng 3 đốt ngón tay.

III. HIỆU QUẢ TRỊ LIỆU


Huyệt đạo này được ứng dụng rộng rãi, đặc biệt hiệu quả trong trị liệu các triệu chứng đau nhức eo lưng và chân do bị hàn lạnh; các bệnh phụ khoa, bệnh hệ sinh dục nam kể cả chứng liệt dương. Đối với bệnh phụ khoa, nó rất có hiệu quả trong trị liệu các triệu chứng kinh nguyệt không đều, khó mang thai, đau niêm mạc nội tử cung, bạch đới, hư lạnh và các triệu chứng của tuổi cao như đau lưng, quá béo hoặc quá gầy... Ngoài ra, với bệnh đái tháo đường, viêm niệu đạo, viêm thận, viêm bàng quang, cảm giác quá đầy bụng, kiết lỵ, táo bón, đau khớp xương chân, tê bại chân dưới, phù chân, viêm dạ dày, viêm ruột và chứng đái dầm do cơ thể hư lạnh gây nên..., huyệt đạo này cũng có tác dụng chữa trị. Huyệt Tam âm giao nổi tiếng xưa nay vì đốt cứu lên nó sẽ cải thiện được tình trạng suy nhược cơ thể cả nam lẫn nữ hoặc suy nhược dạ dày làm suy yếu sức khỏe. Nó thường được sử dụng cùng với huyệt Túc tam lý để thúc đẩy việc tăng cường sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần.

I. GIẢI THÍCH TÊN GỌI

“Trúc” có ý nghĩa là xây dựng, kiến lập, “Tân” có nghĩa là khách quý, là thuận tùng, dẫn dắt... Chữ “Tân” thêm chữ “Nhục” (thịt) ở bên cạnh thì có ý nghĩa chỉ xương ống chân và phía dưới đầu gối tức là chỉ xương cẳng chân. Vì thế tên của huyệt đạo này biểu thị nó là huyệt đạo quan trọng nằm ở mé sau xương ống chân (xương chày), ở vị trí mà khi đi bộ cơ bụng chân nổi gồ lên.

II. NHẬN BIẾT VỊ TRÍ HUYỆT ĐẠO

Nó nằm trên mé sau cẳng chân, phía trên điểm giữa mắt cá trong chừng 5 đốt ngón tay nhưng hơi lệch về phía sau chừng một đốt ngón tay.

III. HIỆU QUẢ TRỊ LIỆU

Huyệt đạo này có hiệu quả trong việc chữa trị các triệu chứng chóng mặt, buồn nôn, ói mửa do say rượu, say tàu xe, cơ thể nhiễm lạnh, sung huyết đầu gầy ra; đau nhức vùng phía sau đầu gối đến cẳng chân, điên khùng, nhức đầu, đau lưng, đau tuyến tiền liệt, đau bụng dưới, kiết lỵ...


Khi vận động nặng hoặc đi bộ quãng đường dài thì cơ bắp sẽ mệt mỏi làm cho cơ gân căng cứng, dễ dẫn đến co thắt bắp chân vùng gần huyệt đạo này. Khi cẳng chân có hiện tượng co giật, dùng khăn nóng lau và ủ ấm khu vực ấy, sau đó tiến hành xoa bóp, massage mạnh lên các cơ bắp, sẽ có kết quả khả quan. Huyệt Trúc tân là một trong những huyệt có hiệu quả giải độc cao như đối với bệnh trẻ em bị nhiệt độc trong thai (thể hiện ở các bệnh trên da mặt và da đầu của trẻ sơ sinh), hoặc các loại bệnh bị nhiễm độc khác. Đối với các triệu chứng như cơ thể quá mệt mỏi, mất ngủ, phù thũng do bệnh tật gây nên hoặc tinh lực suy yếu do quá mất sức... kích thích lên huyệt đạo này cũng có hiệu quả tích cực.

I. GIẢI THÍCH TÊN GỌI

“Phi” có ý là cao, "Dương” là chỉ phía ngoài của cơ thể.

II. NHẬN BIẾT VỊ TRÍ HUYỆT ĐẠO

Huyệt đạo này nằm phía ngoài cẳng chân, cách điểm giữa mắt cá chân ngoài 7 đốt ngón tay về phía trên nhưng lệch ra mé sau chừng một đốt ngón tay. Men theo mé ngoài gân gót chân, lần lên phía trên sẽ phát hiện một vị trí mà cơ bắp khá mềm, huyệt Phi dương nằm tại đó.

III. HIỆU QUẢ TRỊ LIỆU


Huyệt đạo này rất có hiệu quả trong chữa trị các triệu chứng như chân tê dại vì bệnh phù chân, đau đầu gối và xương ống chân, ngón chân không thể vận động co duỗi; hoa mắt chóng mặt, sung huyết đầu, ngạt mũi, sổ mũi... Theo quan điểm của Đông y: nhiều lúc bộ phận cơ thể phía trên rốn bị đau thì sử dụng các huyệt đạo phía dưới rốn để chữa trị và ngược lại. Sỡ dĩ như thế là vì đã nắm bắt được sự tương phản của các chức năng giữa nửa thân trên và nửa thân dưới trong cơ thể con người, chúng có khả năng khống chế và hỗ trợ lẫn nhau; khoa học hiện đại cũng chứng minh được điều đó. Vì thế, mặc dù huyệt Phi dương nằm ở chân nhưng nó không chỉ trị liệu các triệu chứng bệnh ở chân mà với các triệu chứng bệnh của nửa thân trên như sung huyết đầu, ngạt mũi... nó cũng phát huy cao độ hiệu quả chữa trị.

I. GIẢI THÍCH TÊN GỌI

"Thừa” có nghĩa là tiếp thu, thừa hưởng, nghênh đón; "Sơn” có nghĩa là đồi núi, đỉnh núi, chất thành đống cao... Từ đó có thể hiểu được "Thừa sơn" là biểu thị sự thừa kế các tình trạng của cơ bắp nổi cao lên như núi.

II. NHẬN BIẾT VỊ TRÍ HUYỆT ĐẠO

Trong tư thế nằm sấp, lần từ gân gót chân lên giữa cẳng chân, đến vị trí ranh giới giữa nhượng chân và cơ bụng chân, di động sang hai bên sẽ cảm thấy một bộ phận kết cứng, đó chính là huyệt Thừa sơn; ấn mạnh lên vị trí đó sẽ cảm thấy rất đau.

III. HIỆU QUẢ TRỊ LIỆU

Rất có hiệu quả trong trị liệu các triệu chứng bệnh cẳng chân kể cả bị chuột rút. Khi gặp các triệu chứng chân bị sưng đau, tê bại, co rút cơ gân (chuột rút), tê liệt không thể đứng lên được...kích thích lên huyệt Thừa sơn sẽ khắc phục được. Ngoài ra đối với các triệu chứng bệnh đau thần kinh tọa, bán thân bất toại, đau lưng, trĩ, táo bón, quá béo làm cho mũi chân nặng nề, uể oải mệt mỏi... huyệt đạo này cũng có tác dụng chữa trị. Với các trường hợp chân tê mỏi hoặc quá sức, phù thũng... kết hợp các biện pháp bấm huyệt với massage sẽ được khắc phục. Nếu được các nhà chuyên môn trực tiếp trị liệu lên huyệt Thừa sơn thì hiệu quả rất cao; nhưng phương pháp trị liệu tại gia đình cũng có hiệu quả khá tốt.

QUAN HỆ GIỮA TẠNG PHỦ VỚI KINH LẠC GIỐNG NHƯ QUAN HỆ GIỮA VÒI NƯỚC VỚI ỐNG NƯỚC

Kinh lạc chủ yếu liên kết Lục tạng lục phủ tuần hoàn khắp cơ thể con người là 12 chính kinh cộng với Nhâm mạch và Đốc mạch, tổng cộng là 14 kinh. Đây là những con đường đế khí huyết lưu thông khắp cơ thể, tức là Kinh thủy của năng lượng, đồng thời cũng là đường đi của các huyệt đạo. Nói một cách chính xác, huyệt đạo là kinh huyệt, nhưng thực ra thì trong thân thể không hề có huyệt mà chỉ có sự biều hiện những vị trí trọng yếu của kinh lạc mà thôi. Có thể giải thích điều đó bằng quan niệm cho rằng những vị trí trọng yếu ấy chính là những chỗ mà sự lưu thông của năng lượng bị ngưng trệ hoặc phát sinh các loại phản ứng. Muốn tìm hiểu mối quan hệ giữa kinh lạc với huyệt đạo một cách dễ dàng, thì hãy coi tạng phủ như những chiếc vòi nước, còn kinh lạc là đường ống nước nối các vòi nước ấy với nhau. Dòng nước tử vòi nước cháy mạnh ra, nếu đường ống nước không gặp trục trặc, sự cố khác thường thì dòng nước vẫn tiếp tục chảy mạnh như thế. Nhưng nếu có một chỗ nào đó của đường ống bị đè bẹp xuống rồi lại được to ra như cũ thì sẽ xảy ra hiện tượng sức nước bị yếu hẳn đi, chảy không thông nữa rồi lại đột ngột phun mạnh ra. Coi sự lưu thông ấy của nước như là sự lưu thông của khi huyết hoặc kinh thuỷ năng lượng của cơ thể; nó cũng bị ép bẹp xuống rồi buông ra tương tự như xảy ra với một huyệt đạo. Vì thế, sự bất thường trong cơ thể sẽ làm nảy sinh sự biến đổi của sức nước, khi ấy tự nhiên tại huyệt đạo sẽ sinh ra sự phản ứng; từ đó, có thể nói ngược lại rằng: để loại bỏ sự dị thường trong cơ thể thì chỉ cần kích thích lên huyệt đạo là đủ. 

I. GIẢI THÍCH TÊN GỌI

"Thừa” chỉ sự tiếp thu, thừa hưởng, nghênh đón; từ “Cân” là chỉ gân của gân cốt. Tên của huyệt đạo biểu thị nó thừa tiếp gân cẳng chân, tức là rất có hiệu quả trong việc trị liệu các triệu chứng bệnh của khu vực ấy.

II. NHẬN BIẾT VỊ TRÍ HUYỆT ĐẠO

Huyệt đạo này nằm ở chỗ gồ cao lên phía sau cẳng chân, nằm trên đường thẳng nối từ vị trí chính giữa nếp nhăn ngang phía sau đầu gối với gân gót chân (tức nhượng chân); tại vị trí cách huyệt ủy trung nằm chính giữa nếp nhăn chạy ngang phía sau đầu gối chừng 5 đốt ngón tay về phía dưới.

III. HIỆU QUẢ TRỊ LIỆU

Huyệt đạo này rất có hiệu quả trong chữa trị các bệnh của cẳng chân. Khi bơi ở biển, sông, hồ thường xảy ra hiện tượng chuột rút bắp cẳng chân, dễ bị chết đuối. Khi ấy không nên hoang mang, chỉ cần ấn lên huyệt Thừa cân là có thể từ từ giải tỏa được; nếu bị chuột rút nặng, kết hợp day ấn cộng với massage sẽ khắc phục được. Nếu chuột rút đã trở thành thói quen, thường xuyên xảy ra thì sau khi thực hiện các phương pháp chế ngự cấp tốc nêu trên, tiến hành thêm các biện pháp massage hoặc ấn huyệt, châm cứu, thì sẽ rất tốt. Ngoài ra khi có hiện tượng đau dữ dội từ eo đến lưng, táo bón, trĩ, tay chân tê bại không thể hoạt động được, chảy máu cam, nôn mửa nặng, kiết lỵ hoặc các triệu chứng đau thần kinh tọa, tê mỏi mất sức vùng từ đầu gối trở xuống, tác động lên huyệt Thừa cân sẽ có hiệu quả khắc phục; đốt cứu sẽ càng hiệu quả.

I. GIẢI THÍCH TÊN GỌI

“Lãi” muốn chỉ loại côn trùng ăn thân cây; do gọi xương ống chân (xương cẳng chân) là một thân cây nên huyệt đạo nằm trên đó mới có tên là Lãi câu, huyệt đạo này biểu thị nó là một cái mương mà tà khí (nguyên nhân gây bệnh) xâm hại cẳng chân ngưng trệ tại đó.

ÍÍ. NHẬN BIẾT VỊ TRÍ HUYỆT ĐẠO

Huyệt đạo này nằm trên vùng xương ổng chân không có cơ bắp phía trong cẳng chân và cách mé dưới mắt cá chân trong chừng 5 đốt ngón tay về phía trên. Từ phía sau mé trong xương ống chân men về phía trước một chút, sẽ tìm thấy vị trí của huyệt Lãi câu.

III. HIỆU QUẢ TRỊ LIỆU


Có hiệu quả cao trong việc chữa trị các triệu chứng của bệnh viêm tuyến tiền liệt như đái không ra, đi tiểu rất khó khăn, vùng phía dưới rốn căng cứng, bụng dưới căng đau, hay nấc cụt, tắc nghẹn cổ họng, đau nhức lưng. Huyệt đạo này cũng có hiệu quả trong trị liệu các chứng bệnh phụ khoa như kinh nguyệt không đều, bạch đới. Ngoài ra, kích thích lên huyệt Lãi câu còn có tác dụng nâng cao chức năng gan hoặc chức năng thận.

I. GIẢI THÍCH TÊN GỌI

Huyệt đạo này nằm mé bên trong, cùng với huyệt Ngoại tất nhãn phía bên ngoài kẹp xương đầu gối vào giữa. Nếu như coi đầu gối có hình khuôn mặt của con bò con thì hai huyệt này nằm ở vị trí của 2 con mắt, vì thế mới có tên là Nội tất nhãn, Ngoại tất nhãn.

II. NHẬN BIẾT VỊ TRÍ HUYỆT ĐẠO

Khi ngồi trên ghế, co cẳng chân lại thì ngay phía dưới xương đầu gối về phía bên trong có một chỗ lõm, đó chính là huyệt Nội tất nhãn.

III. HIỆU QUẢ TRỊ LIỆU


Huyệt đạo này rất có hiệu quả trong trị liệu các triệu chứng của bệnh đau đầu gối nên được sử dụng để chữa trị bệnh phong thấp khớp mạn tính hoặc chứng trẹo khớp xương, dị dạng đầu gối; nó không chỉ khắc phục đau đớn mà còn có hiệu quả trong việc chữa trị hiện tượng tích nước trong đầu gối. Nếu đau đầu gối vì nguyên nhân lão hóa thì phía trong đầu gối đau tương đối nhiều, do đó kích thích lên huyệt Nội tất nhãn. Nhưng nếu đau đầu gối vì những lý do vật lý như vặn chuyển thân thể thì thường đau phía ngoài đầu gối, khi đó kích thích lên huyệt Ngoại tất nhãn sẽ có hiệu quả cao hơn. Huyệt đạo này cũng có thể tác động bằng phương pháp đốt cứu; và cũng rất hiệu quả trong chữa trị chứng đau lưng.

I. GIẢI THÍCH TÊN GỌI

“Dương” tức là Dương trong Âm Dương, “Cốc” là khe nhỏ hiểm trở trong hang, vực. Tên của huyệt đạo biểu thị vị trí của nó nằm tại khớp cổ tay phía mu bàn tay, ngay chỗ lõm phía dưới gốc ngón út.

II. NHẬN BIẾT VỊ TRÍ HUYỆT ĐẠO

Để mu bàn tay lên trên, sờ lên khớp cổ tay phía dưới gốc ngón tay út sẽ nhận thấy có một đầu xương nhọn; bên cạnh đó là xương lớn nằm giữa khớp cổ tay. Huyệt đạo này nằm tại chỗ lõm nơi tiếp xúc giữa xương lớn với đầu xương nhọn phía dưới ngón út.

III. HIỆU QUẢ TRỊ LIỆU


Huyệt đạo này ngoài việc chữa trị chấn thương trẹo cổ tay rất hiệu quả, còn vì cùng nằm trên phía Dương của bàn tay với huyệt Dương khê phía dưới chỗ lõm của ngón tay cái cho nên có quan hệ tương hỗ với huyệt Dương khê, vì thế được dùng chữa trị hiệu quả rất nhiều bệnh khác như đau đầu, đau răng, đau nhức vùng má đến tai hoặc vùng xung quanh cổ, đau thần kinh liên sườn, thần kinh cánh tay. Trong trường hợp bệnh cấp tính, phát sốt, kết hợp với huyệt Dương khê, có hiệu quả trị liệu rất cao. Nó còn có tác dụng quan trọng trong việc chẩn đoán tình trạng bệnh của Đại tràng, Tiểu tràng và chữa trị bệnh hoa mắt chóng mặt, ù tai, chóng mặt do đứng lên đột ngột (hiện tượng rối loạn tiền đình)...

I. GIẢI THÍCH TÊN GỌI

"Dương” tức là Dương trong Âm Dương, chỉ mu bàn tay; “Trì” biểu thị trì đàm, ao hồ, tức là chi nơi mà tà khí (nguyên nhân gây bệnh) dễ tích tồn theo quan điểm của Đông y.

II. NHẬN BIẾT VỊ TRÍ HUYỆT ĐẠO

Để mu bàn tay lên trên, các ngón tay mở rộng hết cỡ sẽ sờ thấy ở giữa khớp cổ tay và ngón út có hai sợi gân cứng; huyệt Dương trì nằm tại chỗ lõm giữa hai sợi gân ấy, gần với nếp nhăn chạy ngang khớp cổ tay.

III. HIỆU QUẢ TRỊ LIỆU


Rất có hiệu quả trong trị liệu các triệu chứng bệnh từ bả vai cho đến cánh tay như cánh tay không nhấc lên được do đau đớn, đau nhức bả vai ở những người cao tuổi... mà đặc biệt hiệu quả là với các bệnh đau khớp cổ tay, phong thấp, đau thần kinh cánh tay. Các triệu chứng cơ thể quá mỏi mệt, khô cổ khát nước, đái dắt, bớt tím, tàn nhang, sởi, mề đay, mụn dậy thì, rụng tóc, rụng tóc từng chòm tròn. Huyệt đạo này nổi tiếng hiệu quả trong chữa trị triệu chứng tử cung sai lệch vị trí, cũng như bệnh bạch đới, liệt dương.

I. GIẢI THÍCH TÊN GỌI

Huyệt này nằm trên chỗ gồ lên ở gốc ngón tay cái, nơi có hình dáng giống như con cá nên gọi là Ngư phúc (bụng cá). Vì huyệt đạo nằm ở ven bụng cá nên có tên là Ngư tế.

II. NHẬN BIẾT VỊ TRÍ HUYỆT ĐẠO

Từ chỗ gồ lên của gốc ngón tay cái, lần theo miền tiếp giáp giữa da lòng bàn tay và da mu bàn tay về phía cổ tay sẽ nhận ra vị trí huyệt đạo, ấn vào nơi ấy cảm nhận thấy có dấu xương cứng.

III. HIỆU QUẢ TRỊ LIỆU


Theo kinh nghiệm, chỉ cần nhìn màu sắc da thịt tại vị trí huyệt đạo này trên gốc ngón tay cái là có thể phản đoán được tình hình của Vị Tràng. Ví dụ: nếu có hiện tượng bệnh kiết lỵ, mà đặc biệt là dạ dày và ruột có vấn đề thì tại nơi ấy sẽ có gân xanh nổi lên; nếu gan có vấn đề thì nơi ấy sẽ nổi lên những đường màu đỏ; khi có hiện tượng của bệnh mạn tính thì kinh mạch sẽ hiện lên màu đen. Huyệt đạo này có quan hệ chặt chẽ với dạ dày, ruột và gan. Nếu như vì ăn uống quá no, bị thương thực, Vị Tràng hoặc gan gặp trục trặc, cơ thể quá mệt mỏi, kích thích lên huyệt đạo này sẽ có hiệu quả tích cực.

I. GIẢI THÍCH TÊN GỌI

Từ "Thái” có nghĩa là quan trọng, thịnh vượng; từ "Uyên” muốn chỉ cái đầm, tức là sự uyên thâm, biểu thị nước chảy mà tạo thành một cái đầm rất rộng, rất sâu. Huyệt đạo này quan hệ mật thiết với các chức năng của phổi khi phổi có vấn đề bất ổn thì năng lượng tuần hoàn khắp cơ thể bị ứ đọng tại huyệt đạo này như một cái đám.

II. NHẬN BIẾT VỊ TRÍ HUYỆT ĐẠO

Để ngửa bàn tay, khẽ gập cổ tay lại sẽ thấy một nếp nhăn lớn chạy ngang qua khớp cổ tay, huyệt đạo này nằm trên nếp nhăn đó. Huyệt Thái uyên nằm phía dưới chỗ xương gổ cao lên tại gốc ngón tay cái trên bàn tay và hơi lệch vào phía giữa bàn tay; tại đó có thẻ sờ thấy nhịp đập của động mạch.

III. HIỆU QUẢ TRỊ LIỆU

Huyệt đạo này được ứng dụng rộng rãi để chữa trị các bệnh ho đờm, đau tức ngực do các chứng bệnh của hệ hô hấp gây nên, ngay cả với trường hợp chữa trị suy nhược chức năng hệ tiêu hóa. Đốt cứu lên huyệt đạo này có tác dụng khắc phục các triệu chứng khổ sở của bệnh suyễn, cũng như hiện tượng cơ thể dễ bị mệt mỏi mất sức, uể oải chán chường, đau khớp xương. Cũng vì thế mà nó còn được sủ dụng để chữa trị chứng phong thấp khớp mạn tính hoặc bị chấn thương trẹo tay, bả vai và lưng đau nhức. Ngoài ra đôi với các bệnh tàn nhang, bớt tím, rụng tóc, rụng tóc từng chòm tròn, nhức mỏi mắt... huyệt đạo này cũng có tác dụng trị liệu. 

I. GIẢI THÍCH TÊN GỌI

Từ “Đại” biểu thị sự quan trọng, sự coi trọng, tôn trọng; "Lăng” chỉ một gò lớn; Tên gọi của huyệt đạo biểu thị nó là huyệt đạo quan trọng nằm ở chỗ gồ lên làm ranh giới giữa bàn tay và cẳng tay.

II. NHẬN BIẾT VỊ TRÍ HUYỆT ĐẠO

Để ngủa bàn tay, hơi gập cổ tay lại, nơi cổ tay trong nổi lên hai thớ gân, vị trí ở giữa hai thớ gân ấy chính là huyệt Đại lăng. 

III. HIỆU QUẢ TRỊ LIỆU


Huyệt đạo này được sử dụng khá rộng rãi để chữa trị các triệu chứng bàn tay nóng rát, cánh tay tê bại đau nhức, phong thấp khớp mạn tính, bán thân bất toại, sưng cuống họng, sưng nách, đau buồng tim, các bệnh thân tâm hoặc I-stê-ri, các triệu chứng của bệnh tâm lý, nóng nảy bức xúc... Trong trường hợp trẹo cổ tay hoặc đau khớp xưong huyệt đạo này được lấy làm trung tâm trị liệu và còn được dùng chữa trị các trường hợp bệnh ngoài da như nấm, ghẻ, khô cổ khát nước, nước tiểu có màu đỏ và một số triệu chứng của bệnh đau tim.

I. GIẢI THÍCH TÊN GỌI

“Thần” chỉ thánh thần, tâm linh. Theo Đông y thì buồng tim là nơi ở của thần linh, và cho rằng Thần ký thác trong tim. “Môn” biểu thị cửa ra vào; vì thế nó là cửa để ra vào tim, đó chính là ý nghĩa của tên gọi huyệt đạo này.

II. NHẬN BIẾT VỊ TRÍ HUYỆT ĐẠO

Để ngửa bàn tay, huyệt đạo này nằm trên nếp nhăn khớp cổ tay, dưới gốc ngón tay út. Hơi gập bàn tay lại, sờ lên khớp cổ tay phía dưới ngón tay út sẽ phát hiện một thớ gân cứng và đầu xương tròn như hạt đậu, phía trước đầu xương ấy có một chỗ lõm, đó chính là vị trí của huyệt đạo.

III. HIỆU QUẢ TRỊ LIỆU


Huyệt đạo này có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm hiểu tình hình của buồng tim, chỉ cần kiểm tra nó có thể xác định được tim có bị bất thường hay không, do đó nó chuyên dùng để trị liệu triệu chứng tim đập quá nhanh, quá lo âu sợ hãi và cả các trường hợp cơ thể dễ mỏi mệt mất sức, đau khớp xương... Đối với các triệu chứng hay nôn mửa, thổ huyết, khô cổ khát nước, biếng ăn, phát sốt, ớn lạnh, tay và khuỷu tay hư lạnh, bồn chồn buồn bã, cánh tay tê bại đau nhức, tiểu tiện không tự chủ được, mỏi nhức mắt, huyết áp thấp, táo bón bí tiểu tiện... tác động lên huyệt đạo này cũng rất hiệu quả. Ngoài ra, khi gặp các chứng quá nóng nảy bức xúc, i-stê-ri, tâm thần phân liệt (thần kinh cảm giác), đau thần kinh, các triệu chứng bệnh tâm lý... kích thích lên huyệt đạo này sẽ khắc phục được. Khi phụ nữ mang thai, tại huyệt đạo này có một động mạch lớn; do đó ngày trước, dựa vào huyệt đạo này để phán đoán tình trạng đã thụ thai chưa.

iBooks

{picture#https://1.bp.blogspot.com/-g9yBlmBaTqE/WrjioUbUeRI/AAAAAAAAkog/Bz6Nhx7FvOwb0F9nFWJ1tPPtaZLiTWfJwCLcBGAs/s1600/nguyen-duy-giang.png} DỰ ÁN CHIA SẺ SÁCH {facebook#https://www.facebook.com/ernestonguyengiang} {twitter#https://twitter.com/duygiangnguyen} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#https://www.pinterest.com/nguyenduygiang/} {youtube#https://youtube.com/nguyenduygiang} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}
Được tạo bởi Blogger.