970x90

I. GIẢI THÍCH TÊN GỌI

Theo Đông y thì từ “Thương” có quan hệ tới chức năng của Phế chi tạng. Đối với bàn tay thì mu bàn tay được coi là Dương, còn lòng bàn tay được coi là Âm; nên mới có "Dương” trong “Thương dương”, là huyệt đạo nằm trên mu bàn tay.

II. NHẬN BIẾT VỊ TRÍ HUYỆT ĐẠO

Để mu bàn tay lên trên, huyệt đạo này nằm trên gốc móng tay của ngón tay trỏ, nằm về phía ngón tay cái. Tức là nằm sát góc của móng ngón tay trỏ.

III. HIỆU QUẢ TRỊ LIỆU

Đây là huyệt đạo quan trọng có hiệu quả cao trong trị liệu bệnh đau tim, ngoài ra cũng chữa trị rất kết quả các triệu chứng kiết lỵ, phát sốt và đi kiết do cảm cúm; nó cũng được vận dụng rộng rãi để khắc phục chứng ho, đờm, khô cổ khát nước, ù tai, nặng tai, nhức mỏi mắt, suy giảm thị lực, đau răng, bồn chồn buồn bã.

"NỘI NHÂN, NGOẠI NHÂN, BẤT NỘI NGOẠI NHÂN" TRỞ THÀNH NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH

Một trong những khái niệm về bệnh tật của học thuyết Đông y là cho rằng tà khí xâm nhập vào cơ thể gây nên bệnh tât hoặc triệu chứng của bệnh tật; mà tà khí lại tương ứng với 7 loại hiện tượng của tự nhiên lá Hàn, Thử, Phong, Thâp, Nhiệt, Táo, Hòa; giải thích theo quan điểm khoa học thì đó chính là những biến động của khí hậu, của nhiệt độ, của độ ẩm; tức là nguyên nhân bên ngoài (Ngoại nhân) gây bệnh.

Nhưng Đông y quan niệm rằng: tất cả bệnh tật và triệu chứng bệnh tật đâu có chỉ do những nguyên nhân bên ngoài ấy gây nên, mà có tất cả ba loại nguyên nhân là nguyên nhân bên ngoài, nguyên nhân bên trong và nguyên nhân không thuộc về bên ngoài hoặc bên trong gây nên các loại bệnh tật và triệu chứng của bệnh tật; đó chính là khái niệm tổng hợp của Đông y về bệnh tật.

Các cơ quan chức năng của cơ thể hoàn toàn gánh chịu liên tiếp ánh hưởng của những biến động về tinh thần và tình cảm dẫn đến bị bệnh tật hoặc các triệu chứng bệnh tật. Vì thế mà đây tình hình bị gây nên do sự biến động của tinh thân hoặc tình cảm để đối ứng với tà khí (nguyên nhân bên ngoài) đá trình bày ở trên và gọi là Nội nhàn (tức ló nguyên nhân bèn trong). Sự biễn động vé tinh càm của con người chủ yếu được phân thành 7 loại: Hỉ, Nộ, Ai, Tư, Bi, Kinh, Khủng gọi là "Thất tình chi loạn" (sự hỗn loạn của 7 loại tình cảm). Đông y cho rằng "Thất tình chi loạn" là chủ thể của nguyên nhân bên trong gây nên bệnh tật.

Ngoài 7 loại tà khí được gọi là "Ngoại nhân", "Thất tình chi loạn" được gọi là "Nội nhân" ra, còn có nguyên nhân thứ 3 không thuộc về 2 loại nguyên nhân trên tức là "Bất nội ngoại nhân" (đó là ăn uống quá độ hoặc lao lực quá mức); cst 3 nguyên nhân ấy kết hợp với nhau một cách phức tạp để trở thành nguyên nhân tổng hợp gây nên bệnh tội hoặc triệu chứng của bệnh tật.

Những nguyên nhân bệnh tật trên đây hoàn toàn khác với khái niệm về độc tố hoặc các loại vi khuẩn của Y học hiện đại; vì thế khó có thể dựa vào lý luận của Đông y để trị liệu những chứng bệnh truyền nhiễm hoặc bệnh ác tính nguy hiểm.


Nhưng đối với những bệnh tật hoặc triệu chứng bệnh tật do sự biến đổi về thời tiết logic thay đổi của khí hậu, áp lực tinh thần gây nên, thì liệu pháp trị liệu Đông y đã đạt được những thành tựu khiến cho người ta phải vô cùng kinh ngạc; điều đó có được là nhờ dựa vào những khái niệm trên đây để nghiên cứu bệnh tật và các triệu chứng bệnh tật cũng như kết quả phong phú của kinh nghiệm lâm sàng. 

Đăng nhận xét

iBooks

{picture#https://1.bp.blogspot.com/-g9yBlmBaTqE/WrjioUbUeRI/AAAAAAAAkog/Bz6Nhx7FvOwb0F9nFWJ1tPPtaZLiTWfJwCLcBGAs/s1600/nguyen-duy-giang.png} DỰ ÁN CHIA SẺ SÁCH {facebook#https://www.facebook.com/ernestonguyengiang} {twitter#https://twitter.com/duygiangnguyen} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#https://www.pinterest.com/nguyenduygiang/} {youtube#https://youtube.com/nguyenduygiang} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}
Được tạo bởi Blogger.