970x90

I. GIẢI THÍCH TÊN GỌI

"Thừa” có nghĩa là tiếp thu, thừa hưởng, nghênh đón; "Sơn” có nghĩa là đồi núi, đỉnh núi, chất thành đống cao... Từ đó có thể hiểu được "Thừa sơn" là biểu thị sự thừa kế các tình trạng của cơ bắp nổi cao lên như núi.

II. NHẬN BIẾT VỊ TRÍ HUYỆT ĐẠO

Trong tư thế nằm sấp, lần từ gân gót chân lên giữa cẳng chân, đến vị trí ranh giới giữa nhượng chân và cơ bụng chân, di động sang hai bên sẽ cảm thấy một bộ phận kết cứng, đó chính là huyệt Thừa sơn; ấn mạnh lên vị trí đó sẽ cảm thấy rất đau.

III. HIỆU QUẢ TRỊ LIỆU

Rất có hiệu quả trong trị liệu các triệu chứng bệnh cẳng chân kể cả bị chuột rút. Khi gặp các triệu chứng chân bị sưng đau, tê bại, co rút cơ gân (chuột rút), tê liệt không thể đứng lên được...kích thích lên huyệt Thừa sơn sẽ khắc phục được. Ngoài ra đối với các triệu chứng bệnh đau thần kinh tọa, bán thân bất toại, đau lưng, trĩ, táo bón, quá béo làm cho mũi chân nặng nề, uể oải mệt mỏi... huyệt đạo này cũng có tác dụng chữa trị. Với các trường hợp chân tê mỏi hoặc quá sức, phù thũng... kết hợp các biện pháp bấm huyệt với massage sẽ được khắc phục. Nếu được các nhà chuyên môn trực tiếp trị liệu lên huyệt Thừa sơn thì hiệu quả rất cao; nhưng phương pháp trị liệu tại gia đình cũng có hiệu quả khá tốt.

QUAN HỆ GIỮA TẠNG PHỦ VỚI KINH LẠC GIỐNG NHƯ QUAN HỆ GIỮA VÒI NƯỚC VỚI ỐNG NƯỚC

Kinh lạc chủ yếu liên kết Lục tạng lục phủ tuần hoàn khắp cơ thể con người là 12 chính kinh cộng với Nhâm mạch và Đốc mạch, tổng cộng là 14 kinh. Đây là những con đường đế khí huyết lưu thông khắp cơ thể, tức là Kinh thủy của năng lượng, đồng thời cũng là đường đi của các huyệt đạo. Nói một cách chính xác, huyệt đạo là kinh huyệt, nhưng thực ra thì trong thân thể không hề có huyệt mà chỉ có sự biều hiện những vị trí trọng yếu của kinh lạc mà thôi. Có thể giải thích điều đó bằng quan niệm cho rằng những vị trí trọng yếu ấy chính là những chỗ mà sự lưu thông của năng lượng bị ngưng trệ hoặc phát sinh các loại phản ứng. Muốn tìm hiểu mối quan hệ giữa kinh lạc với huyệt đạo một cách dễ dàng, thì hãy coi tạng phủ như những chiếc vòi nước, còn kinh lạc là đường ống nước nối các vòi nước ấy với nhau. Dòng nước tử vòi nước cháy mạnh ra, nếu đường ống nước không gặp trục trặc, sự cố khác thường thì dòng nước vẫn tiếp tục chảy mạnh như thế. Nhưng nếu có một chỗ nào đó của đường ống bị đè bẹp xuống rồi lại được to ra như cũ thì sẽ xảy ra hiện tượng sức nước bị yếu hẳn đi, chảy không thông nữa rồi lại đột ngột phun mạnh ra. Coi sự lưu thông ấy của nước như là sự lưu thông của khi huyết hoặc kinh thuỷ năng lượng của cơ thể; nó cũng bị ép bẹp xuống rồi buông ra tương tự như xảy ra với một huyệt đạo. Vì thế, sự bất thường trong cơ thể sẽ làm nảy sinh sự biến đổi của sức nước, khi ấy tự nhiên tại huyệt đạo sẽ sinh ra sự phản ứng; từ đó, có thể nói ngược lại rằng: để loại bỏ sự dị thường trong cơ thể thì chỉ cần kích thích lên huyệt đạo là đủ. 

Đăng nhận xét

iBooks

{picture#https://1.bp.blogspot.com/-g9yBlmBaTqE/WrjioUbUeRI/AAAAAAAAkog/Bz6Nhx7FvOwb0F9nFWJ1tPPtaZLiTWfJwCLcBGAs/s1600/nguyen-duy-giang.png} DỰ ÁN CHIA SẺ SÁCH {facebook#https://www.facebook.com/ernestonguyengiang} {twitter#https://twitter.com/duygiangnguyen} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#https://www.pinterest.com/nguyenduygiang/} {youtube#https://youtube.com/nguyenduygiang} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}
Được tạo bởi Blogger.