970x90

I. GIẢI THÍCH TÊN GỌI

Từ “Dương” ở đây tức là Dương trong dương khí, Thái dương; từ “Quan” có nghĩa là chốt của, then cửa. Dương quan là chỉ sự truyền đạt Dương khí khỏe mạnh xuống phía dưới huyệt đạo bị chốt chặn lại, nên huyệt đạo này có tên gọi như vậy.

II. NHẬN BIẾT VỊ TRÍ HUYỆT ĐẠO

Huyệt Dương quan nằm ngay chỗ lõm bẽn dưới vị trí gồ lên của gai đốt sống eo thứ tư, dưới giao điểm của cột sống eo với điểm giữa đường thẳng nối hai đỉnh cao nhất của xương chậu nổi lên (xác định khi nằm sấp). Vị trí của huyệt đạo này nằm ngay chỗ tiếp giáp của gai đốt sống eo thứ tư với chỗ lõm của đốt sống eo thứ năm.

III. HIỆU QUẢ TRỊ LIỆU

Huyệt đạo này chuyên dùng để trị liệu các triệu chứng bệnh xuất hiện tại vùng eo lưng. Đau eo lưng do eo hoặc vùng bụng bị kết cứng, không thể gập lưng được hoặc lưng không thể hoạt động theo ý muốn do thân thể bị tê liệt; đối với các triệu chứng đau lưng, đau thần kinh tọa, phong thấp, viêm khớp xương, đau nhức đấu gối, tê liệt chi dưới, bán thân bất toại, đau sụng đệm đốt sống..., kích thích lên huyệt đạo này rất có hiệu quả trong trị liệu. Nó còn được sử dụng trong trị liệu các loại bệnh vùng eo và bụng như lãnh cảm, đái són, đái dắt, viêm bàng quang, viêm tuyến tiền liệt, liệt dương, kinh nguyệt không đều.

HAI LOẠI NGUYÊN KHÍ TIÊN THIỀN, HẬU THIÊN SẢN CÓ TRONG CƠ THỂ CON NGƯỜI

Trong cơ thể con người cái gọi là năng lượng Kinh thủy của khí huyết luôn luôn lưu thông đề duy trì sự sống. Tức là khi mà sự lưu thông những năng lượng ấy hơi bị ngừng trệ thì cơ thể không thể duy trì được sự khỏe mạnh mà sẽ bị đau ốm; cho đến khi sự lưu thông ngưng hẳn thì sự sống cũng châm dứt. Vì thế cái gọi là năng lượng của Kinh thủy hoặc của khi huyết có thể nói là nguồn sinh lực của con người; chỉ khi nào nó lưu thông thuận lợi mới có thể chống chế được cơ năng của Lục tạng lục phủ mà bảo vệ sự khỏe mạnh cho cơ thể con người.
Nguyên khí Hậu thiên tăng cường cho nguyên khí Tiên thiên

Theo học thuyết Đông y cổ đại thì "Khí" có liên quan đến “Khí huyết" được giải thích như sau: Khí phân chia làm 2 loại: "Nguyên khí Tiên thiên" có sẵn trong con người và thiên nhiên; "Nguyên khí Hậu thiên" là khí thu được sau khi sinh ra. "Nguyên khí" (là khí nguyên chất) còn được gọi là khí vốn có. Nguyên khí của Tiên thiên là từ cha mẹ truyền lại cho con cái, nên được cho rằng nó đã được trang bị sẵn chờ khi sinh ra. Sau khi sinh không lâu thì cơ thể thu nhập năng lượng của thiên nhiên để tăng cường cho mình, năng lượng mà cơ thể thu nhập từ thiên nhiên được gọi tà nguyên khí Hậu thiên. Như thế, nguyên khi Tiên thiên có được sự bố trí và tăng cường sức mạnh của nguyên khí Hậu thiên, trở thành năng lượng lưu thông tuần hoàn không ngừng khắp cơ thể để duy trì sức sống cho con người. Ngày nay, người ta thường có những câu nói như "Phát huy khí lực và tăng cường nỗ lực", "Đề xuất nguyên khí", "Thu nhập nguyên khí", trong đó từ “Khí" là chia 2 loại nguyên khí: Tiên thiên và Hậu thiên.

Đăng nhận xét

iBooks

{picture#https://1.bp.blogspot.com/-g9yBlmBaTqE/WrjioUbUeRI/AAAAAAAAkog/Bz6Nhx7FvOwb0F9nFWJ1tPPtaZLiTWfJwCLcBGAs/s1600/nguyen-duy-giang.png} DỰ ÁN CHIA SẺ SÁCH {facebook#https://www.facebook.com/ernestonguyengiang} {twitter#https://twitter.com/duygiangnguyen} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#https://www.pinterest.com/nguyenduygiang/} {youtube#https://youtube.com/nguyenduygiang} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}
Được tạo bởi Blogger.