970x90

I. GIẢI THÍCH TÊN GỌI

Từ “Âm” có nghĩa là ở phía âm, từ “Lăng” là chỉ gò núi, từ "Tuyền” biểu thị suối nước, nguồn nước. Tên gọi của huyệt đạo chỉ: ở mặt âm của cẳng chân, xương cẳng chân phía bên trong nổi gồ lên như một quả đồi, từ đó nâng lượng tuôn trào ra và tuần hoàn khắp cơ thể.

II. NHẬN BIẾT VỊ TRÍ HUYỆT ĐẠO

Từ mắt cá chân trong, lần theo xương cẳng chân mé trong lên đến gần đầu gối sẽ phát hiện một chỗ xương lớn gồ lên. Huyệt Âm lăng tuyền ở vị trí thấp hơn chỗ xương gồ lên đó một ít và hơi lệch về phía trước.

III. HIỆU QUẢ TRỊ LIỆU


Phạm vi ứng dụng của huyệt đạo này rất rộng và hiệu quả trong chữa trị rất cao, chủ yếu để trị liệu bệnh đau lưng, đau đầu gối, đau chân, bệnh cơ quan sinh dục nữ, bệnh hệ tiết niệu, đau dạ dày, đường ruột; do cơ thể hư lạnh mà tay chân lạnh ngắt, đầu gối đau nhức, đau bụng, biếng ăn; một bên bụng có cảm giác nặng nề, suyễn nặng, sung huyết đầu, đau lưng, mẩn ngứa, các bệnh thông thường của phụ nữ, đái tháo đường, bí đái, đái són, tiểu tiện khó khăn do cao tuổi... Đối với các triệu chứng bệnh do cơ thể hư lạnh gây nên như: tay chân hư lạnh do bệnh huyết áp, do bị bệnh phụ nữ, đau bụng, kiết lỵ do khi ngủ gặp lạnh..., kích thích lên huyệt Âm lăng truyền sẽ có hiệu quả chữa trị cao. Ngược lại khi bị các triệu chứng bệnh do nhiệt, sưng, đaụ đầu do cảm nắng, say nắng thì tác động lên huyệt Dương lăng tuyền sẽ có hiệu quả cao hơn.

Đăng nhận xét

iBooks

{picture#https://1.bp.blogspot.com/-g9yBlmBaTqE/WrjioUbUeRI/AAAAAAAAkog/Bz6Nhx7FvOwb0F9nFWJ1tPPtaZLiTWfJwCLcBGAs/s1600/nguyen-duy-giang.png} DỰ ÁN CHIA SẺ SÁCH {facebook#https://www.facebook.com/ernestonguyengiang} {twitter#https://twitter.com/duygiangnguyen} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#https://www.pinterest.com/nguyenduygiang/} {youtube#https://youtube.com/nguyenduygiang} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}
Được tạo bởi Blogger.