I. GIẢI THÍCH TÊN GỌI

Vì nằm ở vị trí thấp nhất trong 8 huyệt Liêu nên huyệt đạo này mang tên là Hạ liêu.

II. NHẬN BIẾT VỊ TRÍ HUYỆT ĐẠO

Hai huyệt đạo này nằm ở ngay tại lỗ thứ tư phía sau xương cùng, có vị trí thấp nhất trong 8 huyệt Liêu.

III. HIỆU QUẢ TRỊ LIỆU


Rất có hiệu quả đối với các chứng bệnh hệ sinh dục, hệ tiết niệu, trực tràng, hậu môn, các chứng bệnh vùng eo và chân. Đối với các triệu chứng đau bụng, nửa bụng bên phải kết cứng đau đớn dữ dội, đau eo lưng, đại tiện ra máu, trướng bụng mà bí tiểu tiện, từ eo lưng trở xuống tê bại, liệt dương, không thụ thai... cũng được chữa trị rất hiệu quả. Huyệt đạo này có khả năng nâng cao cơ năng của hệ thống tiêu hóa và thể lực nên thường được sử dụng để chữa trị các loại bệnh kết hạch như lao phổi... Trong việc chữa trị các bệnh ngoài da như: mẩn ngứa, viêm da, viêm da lập dị, viêm da qua tiếp xúc; da sừng (tổ đỉa); chứng ghẻ ngứa lây lan... huyệt đạo này cũng có hiệu quả.

I. GIẢI THÍCH TÊN GỌI

Nằm bên dưới huyệt Thượng liêu, Thứ liêu và bên trên huyệt Hạ liêu nên có tên là huyệt Trung liêu.

II. NHẬN BIẾT VỊ TRÍ HUYỆT ĐẠO

Hai huyệt nằm trên xương cùng, ngay vị trí lỗ thứ ba phía sau xương cùng thẳng phía dưới huyệt Thứ liêu chừng một đốt ngón tay.

III. HIỆU QUẢ TRỊ LIỆU


Rất có hiệu quả trong trị liệu các bệnh về đường sinh dục nam nữ, bệnh đau thận, đau bàng quang, đau thần kinh tọa và các bệnh phụ khoa. Huyệt đạo này cũng có tác dụng gần như huyệt Thượng liêu và Hạ liêu, nhưng đối với các chứng bệnh liên quan đến trĩ và viêm bàng quang thì huyệt Trung liêu có hiệu quả trị liệu cao hơn. Các huyệt đạo Thượng, Trung, Hạ liêu có 6 huyệt mang chữ “Liêu”, đặc biệt được gọi là “Hạ, Lục cứu”, có công dụng cao trong việc kích thích chức năng sinh lý; “Lục cứu” này biểu thị hiệu quả tích cực trong việc trị liệu chứng liệt dương. Đối với việc trị liệu các triệu chứng bệnh viêm da, mẩn ngứa... thì ngoài việc sử dụng 8 huyệt có chữ "Liêu”, còn lựa chọn các huyệt đạo có hiệu quả tích cực trong 50 các huyệt đạo sau đây để cùng tham gia chữa trị như: Cự khuyết, Trung quản, Kỳ môn, Hoang du, Thiên khu, Đại cự, Quang nguyên ở bụng và các huyệt Xiên tĩnh ở vai, Phê du ở lưng, Tam tiêu du ở eo...

I. GIẢI THÍCH TÊN GỌI

Từ "Thứ" có nghĩa là phía sau vị trí đứng đầu, do đó xếp sau Thượng liêu nên có tên là Thứ liêu. Những huyệt đạo mà có chữ "Liêu" trong tên gọi của nó đều là những huyệt đạo có công năng rất quan trọng.

II. NHẬN BIẾT VỊ TRÍ HUYỆT ĐẠO

Hai huyệt nằm trên chỗ lõm của xương cùng, đúng vào vị trí lỗ thứ hai phía sau xương cùng, nằm thẳng phía dưới huyệt Thượng liêu chừng một đốt ngón tay. Ở eo lưng có nổi lên hai xương chậu hai bên, men theo mé trong xương chậu sờ xuống phía dưới sẽ đụng phải hai gai nhô cao của xương chậu, huyệt Thứ liêu nằm bên trong và phía dưới chỗ gồ lên đó.

III. HIỆU QUẢ TRỊ LIỆU


Huyệt đạo này rất có hiệu quả trong việc trị liệu các triệu chứng tiểu tiện khó khăn, có hiện tượng khác thường, uốn lưng bị đau, lưng hoạt động khó khăn không theo ý muốn do vùng eo lưng bị đau, đi tiểu ra máu, chân hàn lạnh, sôi bụng kiết lỵ, bệnh bạch đới... Huyệt đạo này kết hợp vớ huyệt Thượng liêu rất có hiệu quả trong chữa trị các chứng bệnh của cơ quan nội tạng vùng xương chậu hoặc bệnh đường tiết niệu. Đối vói các hiện tượng nóng nảy bứt rứt, chân hàn lạnh, bụng dưới co thắt do kinh nguyệt không đều gây nên, thường cũng do các cơ quan chức năng nội tạng vùng xương chậu trục trặc dẫn đến, huyệt đạo này được chuyên dùng để chữa trị và giúp điều hòa kinh nguyệt. Ngoài huyệt Thứ liêu thì tác động lên các huyệt Bàng quang du, Bào hoang, Trung cực bằng các biện pháp bấm huyệt, massage, châm cứu, cũng mang lại hiệu quả trị liệu cao và sự thoải mái dễ chịu cho cơ thể.

 I. GIẢI THÍCH TÊN GỌI

Huyệt đạo này nằm ở xương cùng. Dọc theo 4 chỗ lõm hai bên xương cùng là các huyệt đạo có chữ "Liêu" trong tên gọi xếp liên nhau, trong đó huyệt Thượng liêu ở vị trí trên cùng.

II. NHẬN BIẾT VỊ TRÍ HUYỆT ĐẠO

Hai huyệt nằm bên dưới hai bên chỗ gồ lên tại vị trí cao nhất của xương cùng, có thể dùng tay sờ thấy xương cùng. Dọc hai bên xương cùng có 4 chỗ lõm được đặt tên là lỗ thứ nhất phía sau xương cùng, lỗ thứ hai phía sau xương cùng, lỗ thứ ba phía sau xương cùng, lỗ thứ tư phía sau xương cùng. Huyệt Thượng liêu nằm ở vị trí lỗ thứ nhất phía sau xương cùng. Từ lỗ thứ hai cho đến lỗ thứ tư xương cùng lần lượt là vị trí của các huyệt đạo Thứ liêu, Trung liêu, Hạ liêu. Các huyệt đạo có tên Thượng, Thứ, Trung, Hạ liêu, mỗi huyệt đạo đều có hai huyệt đối xứng qua và cách đường thẳng chạy dọc giữa xương cùng chừng một đốt ngón tay. Tám huyệt này có tên gọi chung là "Bát liêu huyệt”.

III. HIỆU QUẢ TRỊ LIỆU


Huyệt đạo này có hiệu quả cao trong trị liệu các triệu chứng đau lưng, trướng bụng dưới, trẻ em đái dầm hoặc mất khả năng kiểm soát đại tiểu tiện, kinh phong, co giật, điên, đau vùng eo khi vặn mình... Với các trường hợp đại tiểu tiện khó khăn, dạ dày không khỏe làm cho vùng bụng trở lên khó chịu, đầu gối hàn lạnh đau nhức, chảy máu cam... sử dụng huyệt đạo này chữa trị cũng rất hiệu quả, đồng thời còn có tác dụng làm nâng cao thể lực người bệnh. Đặc biệt hiệu quả trong trị liệu triệu chứng “Huyết chi đạo” của các bệnh phụ khoa gây nên; và là huyệt đạo không thể thiếu trong trị liệu các triệu chứng của bệnh phụ khoa khác như trướng và đau bụng dưới, phù thủng chân, khí hư quá nhiều, nặng đầu, táo bón hoặc đối với các triệu chứng bệnh viêm niêm mạc tử cung, bạch đới, đau kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt khó khăn... 

I. GIẢI THÍCH TÊN GỌI

Từ “Quan" có nghĩa là cửa ải, từ "Nguyên” có nghĩa thứ nhất, bắt đầu. Tên huyệt đạo này có nghĩa là nơi cửa ải đầu tiên để đi vào vùng eo lưng.

II. NHẬN BIẾT VỊ TRÍ HUYỆT ĐẠO

Hai huyệt đối xứng và cách đốt sống eo thứ 5 chừng 2 đốt ngón tay. Huyệt đạo này nằm ở vùng eo nên có thể dựa vào một cơ sở khác để tìm ra nó bằng cách xác định vị trí của nó là nằm dưới huyệt Đại tràng du và bên trên xương cùng.

III. HIỆU QUẢ TRỊ LIỆU


Huyệt đạo này đặc biệt có hiệu quả trong việc trị liệu các triệu chứng bệnh vùng eo lưng, khắc phục sự nhức mỏi, ê ẩm, tê dại vùng lưng. Ngoài ra đối với các chứng bệnh kiết lỵ cấp tính hay mạn tính, hư lạnh thân thể hoặc đau kinh nguyệt và các triệu chứng của bệnh phụ khoa, huyệt đạo này cũng được dùng để trị liệu.

I. GIẢI THÍCH TÊN GỌI

Đông y cho rằng Tiểu tràng chi phủ là nơi tà khí nguyên nhân gây bệnh) tập trung xâm nhập vào cơ thể, đó chính là Tiểu tràng du. Song song sử dụng huyệt đạo này với huyệt Quan nguyên trong việc trị liệu các bệnh của hệ tiêu hóa và hệ tiết niệu là rất hiệu quả. Đông y cũng cho rằng Tiểu tràng chi phủ là sự nối tiếp với Vị chi phủ, Tỳ chi tạng, chạy vòng quanh bụng 6 vòng, phát huy công năng phân loại nước và các chất cặn bã. Trong trường hợp vùng xung quanh rốn bị đau mà nguyên nhân là do các bệnh của Tiểu tràng gây nên, sẽ dẫn đến đau bụng và sinh ra kiết lỵ; còn nếu do bệnh của Đại tràng gây nên thì sẽ sinh ra các triệu chứng cấp tính bên trong cơ thể rất trầm trọng. Các nuyệt đạo Tiểu tràng du, Bàng quang du, Trung lữ đu, Thượng liêu, Thứ liêu, Trung liêu, Hạ liêu đều nằm trên mông và được cho là có quan hệ mật thiết với các loại bệnh về hệ sinh dục cả nam lẫn nữ.

II. NHẬN BIẾT VỊ TRÍ HUYỆT ĐẠO 

Hai huyệt đôi xứng qua và nằm trên xương cùng. Dọc hai bên xương cùng có 4 chỗ lõm (lỗ phía sau xương cùng), huyệt đạo này nằm phía ngoài chỗ lõm trên cùng (tức lỗ thứ nhất phía sau xương cùng) gần một đốt ngón tay. Khi ôm chặt đầu gối, uốn cong lưng, sờ bên dưới eo lưng thi sẽ nhận biết rõ ràng hình dạng của xương cùng.

III. HIỆU QUẢ TRỊ LIỆU

Có hiệu quả trị liệu cao đối với các triệu chứng như tước tiểu có màu khác thường, lượng nước tiểu rất ít, bụng dưới đau nhức, chân phù thũng, khó thở, biếng ăn, phân lẫn mủ máu, đau trĩ, khí hư quá nhiều...

Đối với trường hợp đau bụng vùng xung quanh rốn cùng với kiết lỵ nặng hoặc táo bón, các chứng bệnh phụ khoa, các triệu chứng đau lưng do đau bụng dưới gây nên..., trước hết cần xoa ấm vùng xung quanh huyệt đạo rồi sau đó mới tiến hành ấn huyệt hoặc massage thì hiệu quả mới cao được.

I. GIẢI THÍCH TÊN GỌI

Đông y cho rằng Đại tràng chi phủ là nơi tà khí (nguyên nhân gây bệnh) tập trung xâm nhập, chính là Đại tràng du. Các triệu chứng xuất hiện ở Đại tràng chi phủ, chỉ cần cùng lúc tác động lên huyệt Đại tràng du và Thiên khu thì sẽ có hiệu quả. Huyệt Thiên khu ngoài hiệu quả đối với tất cả các loại bệnh tật ở bụng còn có tác dụng bổ trợ cho Đại tràng du, nên kích thích lên nó càng tăng thêm hiệu quả trị liệu.

II. NHẬN BIẾT VỊ TRÍ HUYỆT ĐẠO

Hai huyệt đối xứng qua và cách đốt sống eo thứ tư chừng 2 đốt ngón tay. Đốt sống eo thứ tư được xác định bởi nó nằm trên đường thẳng nối hai đinh xương chậu, lấy đốt sống eo thứ tư làm cơ sở để tìm huyệt Đại tràng du.

III. HIỆU QUẢ TRỊ LIỆU


Rất có hiệu quả trong trị liệu triệu chứng trơ cứng lưng, đau nhức vùng eo cho đến chân, đau lưng khi vặn mình, trướng bụng, bụng căng cứng, sôi bụng đau nhự cắt xung quanh rốn, kiết ly mạn tính, táo bón, viêm ruột mạn tính, bụng dưới đau thắt, đại tiểu tiện khó khăn. Nếu tình hình Vị Tràng bất ổn do dạ tràng gây nên thì sẽ sinh ra các triệu chứng sôi bụng đau bụng dưới, táo bón hoặc kiết lỵ, lưng trơ cứng, đau vùng eo lưng... tác động lên huyệt Đại tràng du sẽ có hiệu quả tích cực. 

I. GIẢI THÍCH TÊN GỌI

Từ tên gọi suy ra huyệt đạo này là cái cửa của cuộc sống và còn được cho là trung tâm sức sống của con người, nên mới đặt tên cho nó như thế. Nó còn có biệt danh là “Thận gian chi khí” là "Nguyên khí chi tòa” của tiên thiên và cho rằng khí của thận, nguyên khí của tiên thiên ra vào huyệt đạo này mới có thể giữ gìn được sức khỏe.

II. NHẬN BIẾT VỊ TRÍ HUYỆT ĐẠO

Huyệt đạo này nằm tại trung tâm đốt sống eo thứ hai, ở khoảng giữa hai huyệt Thận du.

III. HIỆU QUẢ TRỊ LIỆU


Đối với các triệu chứng đau eo lưng, ù tai do tinh lực suy giảm, đau đầu, sốt do lao phổi; các triệu chứng của bệnh phụ khoa như kinh nguyệt thất thường, bạch đới và khí hư... dùng huyệt đạo này trị liệu rất hiệu quả. Nó còn được dùng để chữa trị bệnh đầu đau như búa bổ, thân thể phát sốt, chứng kinh phong và co giật của trẻ em; đối với các triệu chứng xuất huyết như xuất huyết tử cung, xuất huyết ruột, xuất huyết trĩ, chảy máu cam, thì châm cứu lên huyệt đạo này hiệu quả càng cao. Huyệt đạo này được coi là nơi cư trứ của Nguyên khí Tiên thiên, có thể phát huy công năng mà con người và trời đất vốn có để tăng cường tình trạng sức khỏe hoặc thể lực của con người; vì thế nó được dùng để trị liệu các triệu chứng suy nhược thể chất, tinh lực giảm sút, đau lưng... Ngoài huyệt đạo này, việc đồng thời tác động lên huyệt Thận du là nơi ở của Nguyên khí Tiên thiên, Tam tiêu du là nơi ở của Nguyên khí Hậu thiên, huyệt Qụan nguyên là huyệt đạo có liên quan đến Nguyên khí, lại càng thêm hiệu quả tảng cường sinh lực. Trong trường hợp sức lực bị tiêu hao do ốm đau, kích thích lên huyệt đạo này thể lực sẽ được phục hồi.


I. GIẢI THÍCH TÊN GỌI

Từ “Chí" có nghĩa là chí khí, ngoài ra nó còn có ý khĩa chỉ sự đối ứng tinh khí của thận. Từ "Thất" có nghĩa là căn phòng, ngôi nhà để ở. Từ trước đến nay, ông y có quan niệm “Thận hữu chí chi trú túc” (đại ý chỗ ở của thận), từ đó có thể hiểu rằng: dựa vào huyệt đạo này phán đoán được thể lực khỏe hay yếu. Khi thận bị bệnh thì cơ thể dễ mệt mỏi, tinh khí suy nhược, toàn thân mất đi nguyên khí, người ta vẫn quen gọi tình trạng đó là “Thận hư” và lúc ấy thi huyệt Chí thất là huyệt đạo không thể thiếu dùng để khắc phục các triệu chứng trên.

II. NHẬN BIẾT VỊ TRÍ HUYỆT ĐẠO

Hai huyệt đối xứng qua và cách đốt sống eo thứ hai chừng gần 4 đốt ngón tay (tức là bên ngoài huyệt Thận du gần 2 đốt ngón tay). Đốt sống eo thứ hai nằm ở vị trí giao nhau giữa cột sông và đường nối đầu mút xương sườn dưới cùng.

III. HIỆU QUẢ TRỊ LIỆU


Huyệt đạo này có hiệu quả đặc biệt trong việc trị liệu triệu chứng toàn thân nhức mỏi, kiệt sức; khi gặp trường hợp từ lưng cho đến eo đau đớn dữ dội, vùng bụng hết sức căng cứng, đi tiểu không ra..., kích thích lên huyệt đạo này sẽ khắc phục được. Đối phó với các chứng sưng tinh hoàn, cơ quan sinh dục nữ bị thương tổn, sưng tấy, đau đớn; ăn uống không tiêu, nôn mửa, viêm vị tràng cấp tính, đau thần kinh tọa, kể cả bệnh thận và chứng liệt dương..., tác động lên huyệt đạo này cũng rất hiệu quả.

I. GIẢI THÍCH TÊN GỌI

Đông y cho rằng Thận chi tạng là nơi mà tà khí (nguyên nhân gây bệnh) tập trung xâm nhập vào cơ thể; cái tên của huyệt đạo cũng từ đó mà ra. Đông y cũng cho rằng khi mà chức năng của Thận chi tạng hoạt bát thì tình trạng thể lực của con người cũng hoạt bát, tất cả nội tạng được điều chỉnh, sức khỏe của toàn thân cường tráng.

II. NHẬN BIẾT VỊ TRÍ HUYỆT ĐẠO

Hai huyệt đôi xứng qua và cách đốt sống eo thứ hai chừng 2 đốt ngón tay. Đốt sống eo thứ hai có cùng cao độ với đầu mút xương sườn dưới cùng.

III. HIỆU QUẢ TRỊ LIỆU


Phạm vi ứng dụng của huyệt Thận du rất rộng rãi. Đối với các bệnh của hệ sinh dục, đường tiết niệu, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh, bệnh phụ khoa và những triệu chứng thay đổi thất thường của chúng... huyệt Thận du đều có hiệu quả trong trị liệu. Đối với các trường hợp hoa mắt chóng mặt, chóng mặt khi đứng dậy đột ngột, cao huyết áp, đái tháo đường, quá gầy, quá béo, mất ngủ, nhức mỏi mắt, đau tai, viêm tai giữa, nhức mỏi vai do cao tuổi, đau thần kinh tọa hoặc đau nhói eo lưng, tàn nhang, bớt nâu, sôi bụng, đầy căng bụng, trướng bụng do dị ứng đường ruột,... huyệt Thận du cũng được dùng để chữa trị. Đặc biệt lói với các chứng bệnh của hệ thông tiết niệu như đau thận, viêm bàng quang, viêm niệu đạo, các loại bệnh phụ khoa như kinh nguyệt khó khăn, kinh nguyệt không đều, đau kinh nguyệt, khó mang thai, nửa thân dưới hàn lạnh; trĩ, lòi dom, trực tràng thoát vị, liệt dương, trẻ em hay đái dầm, suy nhược cơ thể,... huyệt đạo này cũng phát huy tác dụng cao. Có thể nói ngay với các chứng bệnh chưa từng gặp, miễn là chưa đến giai đoạn nguy khốn, đều có thể day ấn, massage các huyệt đạo này, không chỉ làm cho toàn thân sung Cản sinh lực và khi lực mà còn giúp khắc phục các cảm giác khó chịu, đem lại sự khoan khoái dễ chịu cho cơ thể.

I. GIẢI THÍCH TÊN GỌI

Lục tạng Lục phủ là khái niệm cơ bản của học thuyết Đông y; nơi che chở cho Tam tiêu chi phủ khỏi sự xâm nhập của tà khí (nguyên nhân gây bệnh) được gọi là Tam tiêu du, căn cứ theo sự phân chia cơ thể làm 3 phần: Thiên, Nhân, Địa; Tam tiêu du là huyệt đạo quan trọng điều tiết nguồn năng lượng khí huyết tuần hoàn vòng quanh các bộ phận ấy, các loại động vật có nhiệt độ cơ thể ổn định theo một hằng số, trong đó có cả con người, thường có nhiệt độ xấp xỉ 37 độ C. Vì vậy, các loại động vật có thân nhiệt là một hằng số phải phối hợp với độ nóng lạnh của mối trường xung quanh mà điều tiết sự lưu thông tuần hoàn của máu huyết; khống chế sự tuần hoàn của máu huyết chính là Tam tiêu chi phủ.

II. NHẬN BIẾT VỊ TRÍ HUYỆT ĐẠO

Hai huyệt này nằm trên đường thẳng song song với đường nối hai điểm cao nhất của xương chậu (ngang đốt sống eo thứ 4) và nằm bên trên đường thẳng này 3 đốt sống eo; đối xứng qua và cách đốt sống eo thứ nhất gần 2 đốt ngón tay.

III. HIỆU QUẢ TRỊ LIỆU


Cơ thể mỏi mệt, đêm ngủ đổ mồ hôi trộm do thân tâm quá nhức mỏi, kiệt sức, sôi bụng, ăn không tiêu, đau bụng kiết lỵ, đau đầu, từ eo cho đến lưng trơ cứng, bụng dưới của phụ nữ cứng nhắc, quá gầy gò ốm yếu,... tác động lên huyệt đạo này có hiệu quả cao. Ngoài khả năng khắc phục rộng rãi các triệu chứng của bệnh hệ tiêu hóa, còn có hiệu quả cao trong việc trị liệu các chứng viêm xoang miệng, bệnh sởi, mẩn ngứa, mụn nhọt tuổi dậy thì... 

I. GIẢI THÍCH TÊN GỌI

Từ “Du” là chỉ nơi mà tà khí (nguyên nhân gây bệnh) tập trung xâm nhập vào cơ thể; Đông y cho rằng tất cả các loại tà khí trong thiên nhiên tập trung xâm nhập vào tạng phủ bên trong cơ thể qua các huyệt đạo được phán loại “Du” để gây bệnh. Vị du là Du huyệt của Vị chi phủ, là nơi tà khí chú trọng xâm nhập vào cơ thể, nên mới đặt tên cho huyệt như thế; và do đó thường dùng huyệt Vị du và Trung quản để chẩn đoán tình trạng mọi mặt của Vị chi phủ.

II. NHẬN BIẾT VỊ TRÍ HUYỆT ĐẠO

Hai huyệt đối xứng qua và cách đốt sống ngực thứ 12 gần 2 đốt ngón tay.

III. HIỆU QUẢ TRỊ LIỆU

Huyệt đạo này đặc biệt có hiệu quả trong việc chữa trị các chứng bệnh của hệ tiêu hóa như viêm dạ dày cấp tính, viêm dạ dày mạn tính, sa dạ dày, nhão dạ dày... Ngoài ra cũng rất hiệu quả trong trị liệu đối với các triệu chứng như trướng bụng biếng ăn, xung quanh dạ dày hàn lạnh, buồn nôn ói mửa, sôi bụng đau bụng, trẻ em trớ sữa. Khi chức năng dạ dày không tốt, môi và miệng cảm thấy khó chịu, viêm khoang miệng, viêm khóe mép... kích thích lên huyệt Vị du cũng rất có tác dụng trong trị liệu ngay cả với bệnh đái tháo đường, nóng nảy khó chịu, hoặc I-stê-ri. Hai huyệt Vị du và Đảm du còn được gọi chung là “Lục huyệt cứu” của dạ dày, và cũng hay dùng biện pháp đốt cứu để trị liệu, mỗi huyệt đốt 3 mồi cứu sẽ thấy Vị Tràng dễ chịu hẳn lên; kể cả đối với bệnh trĩ cũng thế.

I. GIẢI THÍCH TÊN GỌI

Tỳ” là chi Tỳ chi tạng tức là nơi chứa tỳ. Vì thế theo Đông y Tỳ du là nơi để tà khí (nguyên nhân gây bệnh) xâm nhập vào Tỳ chi tạng nên mới đặt tên huyệt đạo như thế. Nhưng Tỳ chi tạng trong Đông y không phải là Tỳ tạng theo quan niệm của Y học hiện đại mà là chỉ Tụy tạng. Tụy tiết ra chất insulin, nếu chất ấy mà giảm đi thì sẽ dẫn đến bệnh đái tháo đường; trong trường hợp ấy kích thích lên huyệt Tỳ du có thể điều chỉnh được các chức năng của tụy tạng, khắc phục được các triệu chứng của bệnh đái tháo đường. Vì là nơi “Tỳ” thu mình ẩn trú cho nên huyệt đạo này còn có tác dụng giữ gìn sự yên ổn cho tâm hồn.

II. NHẬN BIẾT VỊ TRÍ HUYỆT ĐẠO

Hai huyệt đối xứng quà và cách đốt sống ngực thứ 11 gần 2 đốt ngón tay. Hoặc có thể xác định vị trí huyệt iạo này theo cách: khép chặt hai cánh tay vào hai bên hông, cao độ của đường thẳng nối hai khuỷu tay chính là chuẩn để xác định vị trí huyệt đạo.

III. HIỆU QỤẢ TRỊ LIỆU


Huyệt đạo này có hiệu quả trị liệu cao đối với các triệu chứng đau nhức từ ngực, bụng đến lưng, vàng da vàng mắt, tứ chi tê liệt, đau đớn, ổ bụng kết cứng, ớn lạnh và hư lạnh, thân thể mỏi mệt, khát nước, biếng ăn, buồn nôn... Cũng như sự biểu thị của Tỳ chi tạng, Vị chi phủ, Đông y cho rằng Tỳ và Vị có mối quan hệ tương hỗ chặt chẽ, do đó, khi mà tình trạng của Tỳ không tốt thì Vị cũng mất khả năng tự điều khiển; Vị bị đau, bệnh, biếng ăn uống, tiêu hóa không tốt... thì phần lớn là do Tỳ không khỏe mạnh gây nên; do đó huyệt Tỳ du thường được dùng để khắc phục các triệu chứng ấy.

I. GIẢI THÍCH TÊN GỌI

Theo Đông y thì Đảm chi phủ (nhà của mật) là nơi mà tà khí (nguyên nhân gây bệnh) tập trung xâm nhập vào cơ thể; vì mục đích tiêu trừ bệnh hoạn của mật mà huyệt đạo này được mang tên như thế. Y học hiện đại cho rằng khi túi mật phát sinh bệnh tật thì huyệt đạo này sẽ bị đau đớn.

II. NHẬN BIẾT VỊ TRÍ HUYỆT ĐẠO

Hai huyệt đối xứng qua và cách đốt sống ngực thứ 10 gần 2 đốt ngón tay.

III. HIỆU QUẢ TRỊ LIỆU


Huyệt đạo này có hiệu quả cao trong trị liệu các triệu chứng sưng phù vùng xung quanh buồng tim cho đến gần bụng, đắng miệng, khô lưỡi, đau nhức vùng ngực và bụng, đau đầu ớn lạnh, sưng dưới nách, đau cuống họng, sốt vì lao, ăn không tiêu, suy dạ dày làm cho vùng bụng nóng ran, nấc cụt... Đặc biệt huyệt đạo này rất có hiệu quả trị các chứng viêm túi mật mạn tính, sỏi mật... khi châm hoặc cứu lên nó. Căn cứ theo thuyết “Can đảm tương chiếu” tức là cho rằng Can chi tạng và Đảm chi phủ luôn luôn hỗ trợ cho nhau để phát huy chức năng của mình. Do đó những căn bệnh mà dùng Hoang du để trị liệu thì dùng Thận du để chữa trị cũng rất hiệu quả.

I. GIẢI THÍCH TÊN GỌI

Theo học thuyết Đông y thì phần thân thể nằm bên trên đốt sông ngực thứ 7 được coi là Dương, còn phần bên dưới đốt sống ngực thứ 7 thì thuộc Âm. Huyệt Chí dương nằm ngay tại vùng ranh giới đó cho nên thể hiện từ đó trở lên thuộc về Dương.

II. NHẬN BIẾT VỊ TRÍ HUYỆT ĐẠO

Huyệt đạo này nằm trên đường thẳng chạy dọc giữa xương sống, nằm bên dưới điểm gập nhau giữa đường thẳng nối hai đầu mút phía dưới xương bả vai với chỗ gồ cao của gai đốt ngực thứ 7.

III. HIỆU QUẢ TRỊ LIỆU

Đối với các triệu chứng viêm dạ dày, nhão dạ dày, ăn không tiêu, biếng ăn, dịch vị dạ dày quá nhiều do bệnh đường tiêu hóa gây nên, dùng huyệt đạo này để chữa trị rất hiệu quả. Nó còn có hiệu quả cao trong chữa trị các triệu chứng đau đầu, nặng đầu, I-stê-ri của bệnh thần kinh hoặc chứng mất ngủ, đau nhức eo lưng và lưng, đau nhức vùng ngực, viêm màng ngực, đau dây thần kinh liên sườn, tê liệt tứ chi, viêm phế quản, hen suyễn, vàng da vàng mắt. Ngoài ra nó cũng rất hiệu quả trong việc khắc phục triệu chứng nhiệt cơ thể do chức năng thận suy yếu gây nên. Khi chức năng thận mất cân bằng sẽ gây nên hiện tượng toàn thân bị nhiệt thường được gọi là thận nhiệt, lúc ấy kích thích lên huyệt Chí dương, sẽ chế ngự được nhiệt. 


I. GIẢI THÍCH TÊN GỌI

Theo Đông y thì huyệt đạo này là nơi tà khí tập trung xâm nhập vào cơ thể gây nên các chứng bệnh cho Can tạng. Khi Can chi tạng suy yếu thì phát sinh cảm giác bị đè nén từ buồng tim cho đến xương sườn và nhất là khu vực bên phải vùng bụng, tại vị trí của huyệt Can du xuất hiện tình trạng kết cứng. Huyệt Can du chuyên để trị liệu chứng suy nhược cơ năng Can chi tạng, nên được đặt tên như thế. Trong Đông y khi chẩn đoán tình hình của Can chi tạng người ta sử dụng hai huyệt Can du và Kỳ môn. VỊ trí của hai huyệt này và vị trí của Can tạng theo cách gọi của Y học hiện đại cũng thống nhất với nhau.

II. NHẬN BIẾT VỊ TRÍ HUYỆT ĐẠO

Hai huyệt đối xứng qua và cách đốt sống ngực thứ 9 gần 2 đốt ngón tay.

III. HIỆU QUẢ TRỊ LIỆU

Ngoài các chứng viêm gan, trục trặc chức năng gan, phì đại gan, sưng gan, sỏi mật, viêm túi mật...thì đối với chứng viêm màng ngực, đau thần kinh liên sườn, đau vùng eo lưng, suy nhược thần kinh, mất ngủ, động kinh, trúng gió, bán thân bất toại, suy nhược cơ thể, đái tháo đường, viêm xoang miệng... huyệt đạo này phát huy hiệu quả trị liệu cao. Đối với các triệu chứng bao gồm hai bên bụng bị bó căng, xoay mình khó khăn, đau nhức vùng ngực hoặc lưng, co giật, vàng da vàng mắt, thị giác kém do bị đau ốm, đờm có máu, chuột rút bắp cẳng chân; say rượu, say tàu xe gây nên tình trạng buồn nôn, ói mửa, biếng ăn, chóng mặt, choáng khi đứng lên đột ngột (rối loạn thần kinh tiền đình),... dùng huyệt đạo này cũng rất hiệu quả. Vì gan sẵn có chức năng đề kháng mạnh với những vật lạ xâm nhập vào cơ thể cho nên huyệt Can du nằm tại khu vực buồng gan cũng có hiệu quả giải độc đặc biệt cao.

"KHÍ HUYẾT" LÀM CHO NĂNG LƯỢNG CỦA CƠ THỂ TUẦN HOÀN

Đông y cho rằng: Can bán Lục tạng lục phủ của có thể là để giữ gìn sự hoạt động bình thường của các cơ quan chức năng, năng lượng phải được luôn luôn lưu thông tuần hoàn. Trên các đưòng đi của năng lượng mà vẫn thường gọi là kinh lạc tốn tại rất nhiều huyệt đạo (Kinh đạo). Nói ngược lại, thông lộ của các huyệt đạo được phân bổ trên khắp cơ thể chính là những đường đi của nâng lượng trong cơ thể. Như vậy cuối cùng thì những năng lượng ấy thực ra là gì?

Sự lưu thông cúa "Khí" và "Huyết" là điều không thể thiếu để duy trì sự sống

Cái mà Đông y vốn gọi là "Khí" và "Huyết" chính là những thứ lưu thông thường xuyên trong Kinh lạc của cơ thể con người. "Huyết" và máu về đại thể có cùng tính chất; nhưng về phương diện khác thì "Khí" có thể giải thích là năng lượng, là sức sống mà ngày nay chúng ta vẫn coi như thế. Ghép hai từ ấy lại thành một tên gọi chung là "Khí huyết" thì khí huyẽt mới chính là năng lượng của cơ thể lưu thông trong kinh lạc.

Đồng thời, đối với năng lượng mà nói, thì kinh lạc là "xuyên" tức là luôn luôn chảy như nước, do đó được gọi là "Kinh thủy". Như thế, sự lưu thông năng lượng của Khí Huyết hoặc Kinh thủy, hoàn toàn khác với hệ tuần hoàn hoặc hệ thần kinh trong y học hiện đại. Nhưng căn cứ theo quan niệm của Đông y học để duy trì sự sống của con người thì không thể thiếu vật chất; vì thế, một trong những phương pháp trị liệu để làm thế nào cho những năng lượng này không ngừng lưu thông thông suốt, chính là "Liệu pháp huyệt đạo" được truyền tụng cho đến ngày nay.

I. GIẢI THÍCH TÊN GỌI

Từ "Cách” có nghĩa là phân cách và cũng có nghĩa là vị trí của nó nằm gần cơ hoành cách.

II. NHẬN BIẾT VỊ TRÍ HUYỆT ĐẠO

Hai huyệt nằm sát bờ trong xương bả vai, đối xứng qua và cách đốt sống ngực thứ 7 chừng gần 4 đốt ngón tay.

III. HIỆU QUẢ TRỊ LIỆU


Rất có hiệu quả trong việc khắc phục các triệu chứng mất ngủ, buồn nôn ói mửa, nấc cụt, ăn không tiêu (thương thực)...

I. GIẢI THÍCH TÊN GỌI

Từ “Cách” là chỉ sự ngăn cách của chữ “Cách” trong cơ hoành cách; là huyệt đạo quan trọng nằm bên cạnh cơ hoành cách làm nhiệm vụ cách ly phần ngực và phần bụng.

II. NHẬN BIẾT VỊ TRÍ HUYỆT ĐẠO

Hai huyệt đối xứng qua và cách đốt sống ngực thứ 7 gần 2 đốt ngón tay.

III. HIỆU QUẢ TRỊ LIỆU


Có hiệu quả trong trị liệu các triệu chứng đau nhức hai bên mạn sườn và bên bụng, phát sốt từng cơn lặp lại liên tục, trướng bụng nặng nề, dạ dày đau, co giật cơ hoành cách, thân thể hư lạnh, hen suyễn, có tiếng khò khè trong cổ...; đồng thời cũng rất hiệu quả để khắc phục các triệu chứng đau nhói cơ tim, loét dạ dày và tá tràng, viêm dạ dày, co thắt dạ dày, ăn vào nôn ra do dạ dày và đường ruột bị đau, toàn thân mệt mỏi, ho liên tục, ói mửa do bệnh lao phổi gây nên. Cách du là huyệt đạo đặc hiệu chữa trị các chứng bệnh về máu, đùng để điều trị các triệu chứng nôn ra máu, khạc ra máu, đau buồng tim và chứng mất ngủ do mất khả năng tự điều chỉnh của cơ năng bụng và ngực. Châm cứu lên huyệt đạo này có hiệu quả trị liệu cao đối với các loại bệnh mạn tính của hệ tiêu hóa.

I. GIẢI THÍCH TÊN GỌI

Từ “Thần” là chỉ thần thánh, tâm linh; còn “Đường” có ý nghĩa là nhà, cung điện. Theo Đông y thì Thần thu mình ký gửi trong tim tạng, tức là nơi Thần ký thác có tim; từ tên gọi của huyệt đạo suy ra cung điện mà thần thu mình ký gửi chính là Thần đường và nó có hiệu quả trị liệu đối với các chứng bệnh liên quan đến tim.

II. NHẬN BIẾT VỊ TRÍ HUYỆT ĐẠO

Hai huyệt nằm ở giữa khoảng cách hai nhánh xương sườn thứ 5 và thứ 6, đối xứng qua và cách đốt sống ngực thứ 5 chừng hơn 3 đốt ngón tay, sát với bờ trong xương bả vai.

III. HIỆU QUẢ TRỊ LIỆU


Rất hiệu quả trong trị liệu các triệu chứng đau nhức lan từ ngực xuống đến dưới nách hoặc vùng lưng, sốt đi sốt lại do bị hàn lạnh (thương hàn), nặng tức từ ngực đến bụng, hen suyễn, khó thở... đồng thời cũng rất hiệu quả trong trị liệu các chứng bệnh như: viêm phế quản, hen suyễn, đau dây thần kinh liên sườn, đau vai do tuổi cao, đau tim... 


I. GIẢI THÍCH TÊN GỌI

Cao hoang là loại thuốc bôi bên ngoài, nhưng ở đây cơ bản là đề cập đến các loại thuốc có hiệu quả đối với loại bệnh nặng. Từ "Cao" là chỉ loại trọng bệnh không có thuốc chữa, còn "Hoang" có ý nghĩa là huyệt, huyệt đạo. Vì thế, huyệt đạo mang tên Cao hoang biểu thị là huyệt đạo có khả năng chữa trị những chứng bệnh khó chữa nhất. Khi người bệnh mắc các chứng bệnh về hệ tuần hoàn hoặc hệ hô hấp thì huyệt đạo này trở thành một huyệt đạo rất dị ứng với việc phát sinh triệu chứng kết cứng (tạo u, bướu).

II. NHẬN BIẾT VỊ TRÍ HUYỆT ĐẠO

Hai huyệt nằm ở giữa khoảng cách hai nhánh xương sườn số 4 và số 5, đối xứng qua và cách đốt sống ngực thứ 4 chừng 4 đốt ngón tay.

III. HIỆU QUẢ TRỊ LIỆU


Huyệt đạo này rất có hiệu quả trong chữa trị các triệu chứng như: liên tục đau nhức từ cánh tay hoặc từ hai bả vai cho đến khắp vùng lưng, tim đập nhanh, lo lắng hồi hộp, nghẹn thở, ho, viêm, đau nhức lồng ngực; máu huyết tuần hoàn không lưu thông do tim tạng bị bệnh; máu huyết tuần hoàn không tốt làm cho tay chân luôn luôn hư lạnh... sử dụng huyệt đạo này chữa trị rất hiệu quả. Nó cũng có tác dụng cải thiện chứng cơ thể hàn lạnh mạn tính do trục trặc chức năng tim, đem lại sự hồi phục sức khỏe cho cơ thể.

I. GIẢI THÍCH TÊN GỌI

Từ “Quyết” biểu thị sự tuần hoàn không tốt của máu huyết; từ "Âm” là âm chứng trong học thuyết Đông y. Âm chứng chỉ ra nguyên nhân vì các cơ quan chức năng của cơ thể hoạt động quá suy yếu mà hệ thống tuần hoàn gặp trở ngại. Vì thế Quyết âm du biểu thị nó là huyệt đạo được sử dụng để trị liệu triệu chứng hàn lạnh tích tụ trong cơ thể do các loại bệnh gây trở ngại cho hệ thống tuần hoàn.

II. NHẬN BIẾT VỊ TRÍ HUYỆT ĐẠO

Hai huyệt đối xứng qua và cách đốt sống ngực thứ tư gần 2 đốt ngón tay.

III. HIỆU QUẢ TRỊ LIỆU


Rất có hiệu quả trong việc trị liệu chứng đau dây thần kinh khuỷu tay hoặc đau tim, đau hệ hô hấp. Đối với các triệu chứng ho dữ dội, sung huyết, hàn lạnh, nôn ói, buồn tức trong ngực, lồng ngực đau nhức, tâm thần sầu não, đau răng... thường dùng huyệt đạo này chữa trị. Nó đặc biệt hiệu quả trong trị liệu các triệu chứng thân thể hàn lạnh do máu huyết tuần hoàn không tốt; do đau tức trong ngực hoặc tim đập quá nhanh, quá lo âu hồi hộp làm cho tính khí nóng nảy, mất bình tĩnh, thiếu nhẫn nại. Khi đó, dùng đầu ngón tay day ấn lên huyệt Quyết âm du sẽ làm tiêu trừ các triệu chứng ấy, đem lại sự khoan khoái dễ chịu. Huyệt đạo này cũng thường được sử dụng để chữa trị các triệu chứng bệnh thân tâm, đau đường ruột do dị ứng và các triệu chứng xảy ra do tinh thần bị ảnh hưởng.


I. GIẢI THÍCH TÊN GỌI

Từ “Phách” có nghĩa là tinh khí được gởi vào buồng nổi, từ “Hộ” có ý nghĩa là ra vào. Hai từ ấy hợp lại biểu thị huyệt đạo Phách hộ chính là nơi tà khí nguyên nhân gây bệnh) ra vào Phế chi tạng (buồng nổi); nên huyệt đạo này được dùng để trị liệu các triệu chứng tâm tính thất thường bất an, thần kinh quá mẫn cảm dễ dị ứng vì buồng phổi bị bệnh. Huyệt Phách hộ nằm bên cạnh huyệt Phế du nên rất có hiệu quả trong chữa trị các loại bệnh phổi.

III. NHẬN BIẾT VỊ TRÍ HUYỆT ĐẠO

Hai huyệt nằm giữa khoảng cách hai nhánh xương sườn thứ ba và thứ tư, đối xứng qua và cách chỗ gồ cao của đốt sống ngực thứ ba chừng hơn 3 đốt ngón tay. Tức là nằm trên đường nối điểm gồ cao phía trong của hai xương giáp vai thuộc hai xương bả vai, cùng cao độ với điểm gồ lên của đốt sống ngực thứ ba.

III. HIỆU QUẢ TRỊ LIỆU

Rất có hiệu quả trong việc trị liệu các triệu chứng bệnh ho, tiếng rít khò khè trong cổ họng, mặt nóng, chân tay lạnh, đau khuỷu tay, mệt nỏi quá sức làm cho thân tâm suy nhược, vùng sau cổ cứng nhắc. Đối với các chứng bệnh như lao, sưng phổi, hen suyễn, viêm phế quản... tức là các triệu chứng của các loại bệnh phổi và các triệu chứng cổ và bả vai đau nhức của lứa tuổi trên 50... tác động lên huyệt đạo này cũng rất có hiệu quả.

I. GIẢI THÍCH TÊN GỌI

“Phụ” có ý nghĩa là giữ vai trò phụ, vùng phụ cận, muốn nói đến chi trên. “Phân” có nghĩa là phân biệt, phân chia. Huyệt đạo này nằm bên trong cơ thể, ở ngay vị trí kinh lạc của các huyệt đạo có liên quan đến chức năng cơ thể phân tán ra.

II. NHẬN BIẾT VỊ TRÍ HUYỆT ĐẠO

Hai huyệt nằm giữa khoảng cách nhánh xương sườn thứ hai và thứ ba, đối xứng qua và cách đốt sống ngực thứ hai từ 3 - 4 đốt ngón tay. Huyệt đạo này hầu hết bị mé trong của xương bả vai che khuất vì thế phải tách xa hai xương bả vai ra mới dễ tìm thấy.

III. HIỆU QUẢ TRỊ LIỆU


Huyệt đạo này có hiệu quả trị liệu cao đối với các triệu chứng tê mỏi, đau nhức hai bả vai cho đến lưng, cổ đau đến mức không thể quay lắc được, thân thể uể oải mỏi mệt do bị cảm cúm, tê bại cẳng tay cho đến khuỷu tay. Nhất là đặc biệt hiệu quả trị liệu triệu chứng xương sống lưng cứng nhắc, thẳng đơ do bệnh viêm cột sống gây nên. Loại bệnh này càng nặng hơn theo tuổi tác của người già, bởi vì thành phần nước giữa các đốt sống bị mất dần làm cho cột sống bị cứng nhắc, vì thế rất khó xoay người ra đằng sau hoặc nghiêng về hai phía. Đối với các trường hợp ngực có cảm giác bị đè nặng, trong ngực nôn nao buồn bã, ho, nghẹn thở, tim đập rất nhanh, quá lo láng hồi hộp... dùng huyệt phụ phân để trị liệu cũng rất hiệu quả như trong trường hợp trị liệu đau dây thần kinh cánh tay trên.

I. GIẢI THÍCH TÊN GỌI

Từ “Thân” có nghĩa là thân thể, còn "Trụ” tức là xà, trụ cột, là trụ cột quan trọng nhất chống đỡ cho căn nhà. Huyệt đạo này có ý nghĩa làm nhiệm vụ trụ cột của cơ thể. Biệt danh của nó là Tán khí.

II. NHẬN BIẾT VỊ TRÍ HUYỆT ĐẠO

Nó nằm trên đường thẳng chạy dọc theo xương sống, ngay phía dưới điểm mà đường nối hai gai xương bả vai đi qua chỗ gồ lên của gai đốt sống ngực thứ 3.

III. HIỆU QUẢ TRỊ LIỆU


Rất hiệu quả trong chữa trị các triệu chứng nhức mỏi hoặc đau buốt đầu, cổ, sau cổ, từ bả vai cho đến lưng, các bệnh kinh phong, co giật gân, chuột rút, nói mớ, kinh phong trẻ em (do thần kinh quá nhạy cảm). Huyệt đạo này còn có tên là Tán khí vì nó có tác dụng làm tan sự tập trung của tà khí (là nguyên nhân gây bệnh), giúp tăng cường thể lực cho trẻ em, khắc phục triệu chứng suy nhược cơ thể, cải thiện sức khỏe cho mọi người. Huyệt Thân trụ đặc biệt có hiệu quả đối với các chứng bệnh thường xảy ra đi trẻ em và các chứng bệnh thần kinh ở người lớn như đau thần kinh, I-stê-ri, đau thần kinh mặt, viêm phê quản, cảm cúm, hen suyễn, chảy máu cam, các loại bệnh rụng tóc... 

I. GIẢI THÍCH TÊN GỌI

Từ “Đại” có nghĩa là tôn trọng; từ “Trứ” có nghĩa là cấp nước hoặc thải ra. Vì thế tên huyệt đạo này biểu thị sự thu hút tà khí (nguyên nhân gây bệnh) tích tổn trong tủy xương và bồi dưỡng xương tủy.

II. NHẬN BIẾT VỊ TRÍ HUYỆT ĐẠO

Khi ngồi đầu hơi cúi về trước, sờ dọc theo xương cổ xuống phía dưới thì sẽ gặp phải đốt xương sống cổ thứ 7 gồ lên cao nhất, tiếp tục lần xuống phía dưới, sẽ gặp đốt xương ngực thứ nhất. Hai huyệt Đại trứ đối xứng qua và cách chỗ lõm phía dưới đốt sống ngực thứ nhất gần 2 đốt ngón tay. Ấn nhẹ lên vị trí ấy sẽ cảm thấy hơi đau.

III. HIỆU QUẢ TRỊ LIỆU


Đối với các chứng bệnh phát sốt mà không ra mồ hôi, không hạ sốt, các cơ bả vai và lưng co giật, trẻ em bị co giật... tác động lên huyệt đạo này có hiệu quả trị liệu cao. Với các triệu chứng đau nhức bả vai hoặc lưng, nặng đầu, nhức đầu, ớn lạnh, lệch cổ, nhức mỏi, ho, sốt, chóng mặt buồn nôn, đau bụng, trong ngực nôn nao buồn bã và các triệu chứng của bệnh đau đầu... thì huyệt đạo này chữa trị rất hiệu quả.

I. GIẢI THÍCH TÊN GỌI

Theo Đông y thì đó là chỗ tà khí (nguyên nhản gây bệnh) xâm nhập vào tim nên mới có tên gọi như thế. Cũng theo Đông y thì tim chủ trì tinh thần; biểu thị tinh thần kích thích dễ dẫn đến sự phát tác của tim; y học hiện đại cũng cho rằng như thế. Khi cơn đau tim phát sinh do bệnh co thắt cơ tim thì xung quanh Tâm du rất đau đớn, ngoài ra từ bàn tay trái cho đến bên ngón tay út cũng đau dữ dội. Khi phát sinh những triệu chứng ấy thì tác động lên huyệt Tâm du sẽ có hiệu quả trực tiếp, đồng thời việc tác động lên các huyệt Cự khuyết, Đản trung, Âm khích...cũng đều rất hiệu quả.

II. NHẬN BIẾT VỊ TRÍ HUYỆT ĐẠO

Hai huyệt đối xứng qua và cách đốt sống ngực thứ 5 gần 2 đốt ngón tay.

III. HIỆU QUẢ TRỊ LIỆU


Đối với các triệu chứng tim đập quá nhanh, hồi hộp lo lắng, nặng đầu, sung huyết nửa thân trên, hàn lạnh nửa thân dưới, dễ nổi giận và nóng nảy, co giật và đau nhức từ lưng đến ngực... đều có hiệu quả trị liệu cao. Đối với các triệu chứng của bệnh tâm lý như chứng thân tâm, I-stê-ri, ói mửa, trầm uất, đau Vị Tràng, đau thần kinh liên sườn, viêm phế quản mạn tính, suy nhược cơ thể ở trẻ em, đái dầm... vẫn thường sử dụng huyệt đạo này để chữa trị. Châm, cứu lên huyệt đạo này cũng rất hiệu nghiệm nhưng cần phải lưu ý là phải tiến hành nhiều lần mới hiệu quả.

I. GIẢI THÍCH TÊN GỌI

Theo Đông y thì đây là huyệt đạo mà tà khí (nguyên nhân gây bệnh) xâm nhập vào phổi; vì thế nó là huyệt đạo rất quan trọng để chẩn đoán tình trạng của phổi.

II. NHẬN BIẾT VỊ TRÍ HUYỆT ĐẠO

Hai huyệt đôi xứng qua và cách đốt sống ngực thứ ba gần 2 đốt ngón tay.

III. HIỆU QUẢ TRỊ LIỆU


Có hiệu quả cao trong việc trị liệu tất cả các triệu chứng bệnh đường hô hấp; nhất là đối với các triệu chứng của hen phế quản và cảm cúm, ho, thổ huyết viêm phế quản mạn tính, sốt do lao phổi, đau bả vai, lưng, đau tức ngực, lao phổi. Ngoài ra khi từ eo lưng cho đến bả vai hoặc cả vùng lưng đau nhức dữ dội, hô hấp khó khăn do bị thương hàn, nổi mụn dậy thì, bệnh sởi, đái tháo đường, thân thể mỏi mệt, vàng da vàng mắt do thân thể quá kiệt sức gây nên, các loại bệnh thân tâm... tác động lên huyệt đạo này bằng châm cứu hoặc bấm huyệt cũng đều rất hiệu quả; kích thích càng mạnh thì hiệu quả càng cao.


I. GIẢI THÍCH TÊN GỌI

Theo tên gọi mà suy ra ý nghĩa của huyệt đạo: Phong môn tức là cửa của gió. Theo học thuyết Đông y thì “Phong” biểu thị cho tà phong và cho rằng các loại tà khí của gió là nguyên nhân gây nên bệnh tật, từ huyệt đạo này xâm nhập vào cơ thể, gây nên cảm cúm. Vì là ranh cửa để tà khí xâm nhập vào cơ thể nên huyệt đạo này biểu thị công dụng phòng ngừa và chữa trị bệnh cảm cúm.

II. NHẬN BIẾT VỊ TRÍ HUYỆT ĐẠO

Hai huyệt đối xứng qua và cách đốt sống ngực thứ hai chừng gần 2 đốt ngón tay.

III. HIỆU QUẢ TRỊ LIỆU


Huyệt đạo này rất có hiệu quả trong trị liệu các chứng sốt cấp tính, sung huyết, rối loạn hô hấp... làm cho đau nhức sau cổ và từ ngực cho đến lưng, chóng mặt buồn nôn, ói mửa, nhức đầu. Vì quan niệm rằng tà khí xâm nhập vào cơ thể từ huyệt Phong môn, tập trung tại Phong trì mà làm cho bệnh cảm trở thành ác tính, do đó Phong môn là huyệt đạo không thể thiếu trong chữa trị cảm cúm giai đoạn đầu và các triệu chứng của nó. Hàng ngày day ấn lên huyệt đạo này có hiệu quả cao trong phòng ngừa bệnh cảm cúm. Huyệt đạo này cũng rất tác dụng trong việc trị liệu đau đường hô hấp cấp tính, viêm phổi và đau hệ tiêu hóa. Dùng biện pháp đốt cứu lên huyệt đạo này đem lại hiệu quả đặc biệt để càng hiệu quả thì dùng liệu pháp châm trước, cứu sau.

I. GIẢI THÍCH TÊN GỌI

"Khí" tức là khí trong khí huyết; từ "Xung" thì nơi tiếp xúc được mạch đập. Những huyệt đạo mà khi sờ trên mặt da vẫn cảm giác được nhịp đập của tim (mạch đập) thì đều có thêm chữ "Xung", tức là cho cảm giác khí huyết hoạt động, mà nơi đó là khởi điểm của Xung mạch.

II. NHẬN BIẾT VỊ TRÍ HUYỆT ĐẠO

Hai huyệt đạo này nằm giữa hai khe háng, nơi có thể sờ thấy nhịp đập của động mạch đùi; được gọi là Xung môn. Huyệt Khí xung nằm giữa khoảng cách của huyệt Xung môn với gốc cơ quan sinh dục nam.

III. HIỆU QUẢ TRỊ LIỆU


Huyệt đạo này có tác dụng chữa trị các triệu chứng bệnh hệ thống sinh dục cả nam lẫn nữ như các chứng bệnh đau niêm mạc tử cung, viêm buồng trứng, viêm ống dẫn trứng, viêm bên trên tinh hoàn, kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt đau. Đối với các triệu chứng hàn lạnh, viêm niệu đạo, viêm bàng quang, viêm cầu thận do bệnh đường tiết niệu gây nên; viêm phúc mạc, bụng báng, đau thần kinh háng... cũng rất có hiệu quả trong chữa trị. Các triệu chứng như trướng bụng, nóng ran đau nhức trong bụng, sưng bìu dái, đau nhức bìu do hàn lạnh và ngay cả với trường hợp khó sinh huyệt đạo này cũng có tác dụng chữa trị rất hiệu quả.

I. GIẢI THÍCH TÊN GỌI

Tên huyệt đạo này có ý nghĩa chỉ sự giao thoa của 3 đường âm mạch ở bên trong cơ thể; âm mạch là một trong những đường đi (kinh lạc) của các huyệt đạo có liên quan đến cơ năng của cơ thể, mà trong Đông y phân loại làm thành Âm và Dương. Huyệt đạo này có biệt danh là Đan điền (Đơn điền), Hoành hộ, Thiếu quan.

II. NHẬN BIẾT VỊ TRÍ HUYỆT ĐẠO

Huyệt đạo này nằm trên đường thẳng chạy dọc giữa bụng, nằm phía dưới rốn chừng hơn một đốt ngón tay.

III. HIỆU QUẢ TRỊ LIỆU

Huyệt đạo này có hiệu quả cao trong việc trị liệu các bệnh như đau bụng dưới do hàn lạnh, sản hậu, xuất huyết tử cung... Đối với các loại triệu chứng của bệnh đau thận, viêm phúc mạc, kiết lỵ mạn tính, kinh nguyệt không đều, đau thần kinh tọa... cũng rất có hiệu quả trong chữa trị.

12 KINH CHÍNH KINH VÀ 8 MẠCH KỲ KINH

Mỗi mặt trong lục phủ lục tạng có 12 đạo năng lượng đối ứng với cơ năng của nó tức là 12 kinh lạc. Đó là khái niệm vô cùng quan trọng để triển khai liệu pháp huyệt đạo theo tư duy của học thuyết Đông y. Nếu năng lượng có thể tuần hoàn thuận lợi trong các kinh lạc của cơ thể, thì cơ thể con người được khỏe mạnh. Nhưng nếu năng lượng không duy trì được mức độ chính thường (quá nhiều hoặc không đây đủ) thì cơ thể không thể khỏe mạnh được. Do đó mà xuất hiện công năng của một loại đường đi riêng nhằm bổ trợ cho sự quá thừa hoặc quá thiếu năng lượng; đó là tám mạch: Nhâm mạch, Đốc mạch, Dương kiêu mạch, Âm kiêu mạch, Dương duy mạch, Âm duy mạch, Đới mạch, Xung mạch để đối ứng với 12 mạch chính kinh, được gọi là “Bát mạch kỳ kinh". Trong số các mạch lạc nay thì Nhâm mạch chạy dọc chính giữa một trước thân thể từ hàm dưới cho đến bụng; còn Đốc mạch thì chạy dọc theo chính giữa lưng ở phía sau thân thể. 

iBooks

{picture#https://1.bp.blogspot.com/-g9yBlmBaTqE/WrjioUbUeRI/AAAAAAAAkog/Bz6Nhx7FvOwb0F9nFWJ1tPPtaZLiTWfJwCLcBGAs/s1600/nguyen-duy-giang.png} DỰ ÁN CHIA SẺ SÁCH {facebook#https://www.facebook.com/ernestonguyengiang} {twitter#https://twitter.com/duygiangnguyen} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#https://www.pinterest.com/nguyenduygiang/} {youtube#https://youtube.com/nguyenduygiang} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}
Được tạo bởi Blogger.