970x90


I. GIẢI THÍCH TÊN GỌI

Theo Đông y thì huyệt đạo này là nơi tà khí tập trung xâm nhập vào cơ thể gây nên các chứng bệnh cho Can tạng. Khi Can chi tạng suy yếu thì phát sinh cảm giác bị đè nén từ buồng tim cho đến xương sườn và nhất là khu vực bên phải vùng bụng, tại vị trí của huyệt Can du xuất hiện tình trạng kết cứng. Huyệt Can du chuyên để trị liệu chứng suy nhược cơ năng Can chi tạng, nên được đặt tên như thế. Trong Đông y khi chẩn đoán tình hình của Can chi tạng người ta sử dụng hai huyệt Can du và Kỳ môn. VỊ trí của hai huyệt này và vị trí của Can tạng theo cách gọi của Y học hiện đại cũng thống nhất với nhau.

II. NHẬN BIẾT VỊ TRÍ HUYỆT ĐẠO

Hai huyệt đối xứng qua và cách đốt sống ngực thứ 9 gần 2 đốt ngón tay.

III. HIỆU QUẢ TRỊ LIỆU

Ngoài các chứng viêm gan, trục trặc chức năng gan, phì đại gan, sưng gan, sỏi mật, viêm túi mật...thì đối với chứng viêm màng ngực, đau thần kinh liên sườn, đau vùng eo lưng, suy nhược thần kinh, mất ngủ, động kinh, trúng gió, bán thân bất toại, suy nhược cơ thể, đái tháo đường, viêm xoang miệng... huyệt đạo này phát huy hiệu quả trị liệu cao. Đối với các triệu chứng bao gồm hai bên bụng bị bó căng, xoay mình khó khăn, đau nhức vùng ngực hoặc lưng, co giật, vàng da vàng mắt, thị giác kém do bị đau ốm, đờm có máu, chuột rút bắp cẳng chân; say rượu, say tàu xe gây nên tình trạng buồn nôn, ói mửa, biếng ăn, chóng mặt, choáng khi đứng lên đột ngột (rối loạn thần kinh tiền đình),... dùng huyệt đạo này cũng rất hiệu quả. Vì gan sẵn có chức năng đề kháng mạnh với những vật lạ xâm nhập vào cơ thể cho nên huyệt Can du nằm tại khu vực buồng gan cũng có hiệu quả giải độc đặc biệt cao.

"KHÍ HUYẾT" LÀM CHO NĂNG LƯỢNG CỦA CƠ THỂ TUẦN HOÀN

Đông y cho rằng: Can bán Lục tạng lục phủ của có thể là để giữ gìn sự hoạt động bình thường của các cơ quan chức năng, năng lượng phải được luôn luôn lưu thông tuần hoàn. Trên các đưòng đi của năng lượng mà vẫn thường gọi là kinh lạc tốn tại rất nhiều huyệt đạo (Kinh đạo). Nói ngược lại, thông lộ của các huyệt đạo được phân bổ trên khắp cơ thể chính là những đường đi của nâng lượng trong cơ thể. Như vậy cuối cùng thì những năng lượng ấy thực ra là gì?

Sự lưu thông cúa "Khí" và "Huyết" là điều không thể thiếu để duy trì sự sống

Cái mà Đông y vốn gọi là "Khí" và "Huyết" chính là những thứ lưu thông thường xuyên trong Kinh lạc của cơ thể con người. "Huyết" và máu về đại thể có cùng tính chất; nhưng về phương diện khác thì "Khí" có thể giải thích là năng lượng, là sức sống mà ngày nay chúng ta vẫn coi như thế. Ghép hai từ ấy lại thành một tên gọi chung là "Khí huyết" thì khí huyẽt mới chính là năng lượng của cơ thể lưu thông trong kinh lạc.

Đồng thời, đối với năng lượng mà nói, thì kinh lạc là "xuyên" tức là luôn luôn chảy như nước, do đó được gọi là "Kinh thủy". Như thế, sự lưu thông năng lượng của Khí Huyết hoặc Kinh thủy, hoàn toàn khác với hệ tuần hoàn hoặc hệ thần kinh trong y học hiện đại. Nhưng căn cứ theo quan niệm của Đông y học để duy trì sự sống của con người thì không thể thiếu vật chất; vì thế, một trong những phương pháp trị liệu để làm thế nào cho những năng lượng này không ngừng lưu thông thông suốt, chính là "Liệu pháp huyệt đạo" được truyền tụng cho đến ngày nay.

Đăng nhận xét

iBooks

{picture#https://1.bp.blogspot.com/-g9yBlmBaTqE/WrjioUbUeRI/AAAAAAAAkog/Bz6Nhx7FvOwb0F9nFWJ1tPPtaZLiTWfJwCLcBGAs/s1600/nguyen-duy-giang.png} DỰ ÁN CHIA SẺ SÁCH {facebook#https://www.facebook.com/ernestonguyengiang} {twitter#https://twitter.com/duygiangnguyen} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#https://www.pinterest.com/nguyenduygiang/} {youtube#https://youtube.com/nguyenduygiang} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}
Được tạo bởi Blogger.