970x90

I. GIẢI THÍCH TÊN GỌI

Từ “Kỳ” có nghĩa là kỳ duyên, kỳ ngộ; “Môn” biểu thị Môn hộ, nhà cửa. Tên gọi của huyệt Kỳ môn có ý nghĩa là các kinh lạc liên kết các huyệt đạo có liên quan đến cơ năng của cơ thể gặp nhau tại huyệt đạo này và vây quanh vùng ngực giống như một ngôi nhà.

II. NHẬN BIỂT VỊ TRÍ HUYỆT ĐẠO

Hai huyệt nằm trên hai đường thẳng kéo thẳng từ núm vú xuống phía dưới gặp đầu phía trong hai nhánh xương sườn thứ 9.

III. HIỆU QUẢ TRỊ LIỆU

Có hiệu quả trong trị liệu đối với các triệu chứng bệnh phụ khoa như kinh nguyệt không đều, đau màng tử cung cùng với các triệu chứng của bệnh đường tiêu hóa cấp tính như kiết lỵ nặng, vùng bụng có cảm giác bị bó chặt, cơ bụng căng cứng đau nhức. Khi gặp trường hợp gan hoặc mật bị viêm thì huyệt đạo này bị đau nhức, kích thích lên nó sẽ chế ngự được. Nó còn được sử dụng để trị liệu các triệu chứng của bệnh đái tháo đường, bệnh tâm thần phân liệt, lên cơn hen suyễn, nấc cụt.

"KINH LẠC" ĐỐI ỨNG VỚI LỤC TẠNG LỤC PHỦ

Đông y cho rằng: cơ năng của lục phủ lục tạng luôn giữ được trạng thái chính thường, điều hoà thì mới duy trì được cơ thể khoẻ mạnh. Ngược lại, khi mà cơ năng của lục phủ lục tạng không giữ được sự điều hòa thì dễ dẫn đến bệnh tật. Vì thế, Đông y cho rằng: để bào trì sự chính thường của cơ năng lục phủ lục tạng mà năng lượng tuần hoàn không ngừng; tức là tất cả mọi vị trí trong lục phủ lục tạng của cơ thể con người đều có nhiều năng lượng tuần hoàn. Con đường mà năng lượng lưu thông được gọi là Kinh Lạc; trong đó từ "Kinh" là chỉ lưu thông theo chiều dọc, tức là kinh mạch, còn từ “Lạc" là chỉ lưu thông theo chiều ngang, tức là lạc mạch. Ý nghĩa của hai từ “Kinh Lạc" muốn biểu thị năng lượng lưu thông trên toàn cơ thể từ đỉnh đầu cho đến mũi chân.

Ngoài ra, các chủng loại của kinh lạc không chỉ có quan hệ đối ứng với cơ năng của 12 tạng phủ của lục phủ lục tạng mà còn tương đồng về số lượng với phủ tạng, tức là cũng có 12 đường kinh lạc. Bao gồm 12 chính kinh là: Phế kinh, Đại tràng kinh, Vị kinh, Tỷ kinh, Tâm kinh, Tiều tràng kinh, Bàng quang kinh, Thận kinh, Tâm bao kinh, Tam tiểu kinh, Đảm kinh, Can kinh. Các kinh này sau khi lần lượt đi qua hết các tạng phủ, thì từ Can kinh của Can chi tạng quay vòng trở lại đến Phế kinh của Phế chi tạng. Vì như thế toàn bộ các kinh lạc lưu thông trong cơ thể tụ hội tại một chỗ và liên kết lại với nhau, mặt khác phân biệt kinh lạc của lục tạng thành Âm, còn kinh lạc của lục phủ là Dương.


Theo Đông y: các huyệt đạo được xác định và sử dụng trong cơ thể đều là đường đi của năng lượng và sắp xếp các kinh lạc theo sự đối ứng các cơ năng của tạng phủ. Ví dụ: Các huyệt đạo nằm ở chân thì có hiệu quả trị liệu các triệu chứng bệnh ở bụng, các huyệt đạo nằm ở tay có hiệu quả đối với các triệu chứng bệnh ở đầu. Nó có hiệu quả đặc biệt như thế là vì kinh lạc đối ứng của tạng phủ tuần hoàn khắp cơ thể có mối quan hệ mật thiết với nhau.

Đăng nhận xét

iBooks

{picture#https://1.bp.blogspot.com/-g9yBlmBaTqE/WrjioUbUeRI/AAAAAAAAkog/Bz6Nhx7FvOwb0F9nFWJ1tPPtaZLiTWfJwCLcBGAs/s1600/nguyen-duy-giang.png} DỰ ÁN CHIA SẺ SÁCH {facebook#https://www.facebook.com/ernestonguyengiang} {twitter#https://twitter.com/duygiangnguyen} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#https://www.pinterest.com/nguyenduygiang/} {youtube#https://youtube.com/nguyenduygiang} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}
Được tạo bởi Blogger.