970x90

I. GIẢI THÍCH TÊN GỌI

Tỳ” là chi Tỳ chi tạng tức là nơi chứa tỳ. Vì thế theo Đông y Tỳ du là nơi để tà khí (nguyên nhân gây bệnh) xâm nhập vào Tỳ chi tạng nên mới đặt tên huyệt đạo như thế. Nhưng Tỳ chi tạng trong Đông y không phải là Tỳ tạng theo quan niệm của Y học hiện đại mà là chỉ Tụy tạng. Tụy tiết ra chất insulin, nếu chất ấy mà giảm đi thì sẽ dẫn đến bệnh đái tháo đường; trong trường hợp ấy kích thích lên huyệt Tỳ du có thể điều chỉnh được các chức năng của tụy tạng, khắc phục được các triệu chứng của bệnh đái tháo đường. Vì là nơi “Tỳ” thu mình ẩn trú cho nên huyệt đạo này còn có tác dụng giữ gìn sự yên ổn cho tâm hồn.

II. NHẬN BIẾT VỊ TRÍ HUYỆT ĐẠO

Hai huyệt đối xứng quà và cách đốt sống ngực thứ 11 gần 2 đốt ngón tay. Hoặc có thể xác định vị trí huyệt iạo này theo cách: khép chặt hai cánh tay vào hai bên hông, cao độ của đường thẳng nối hai khuỷu tay chính là chuẩn để xác định vị trí huyệt đạo.

III. HIỆU QỤẢ TRỊ LIỆU


Huyệt đạo này có hiệu quả trị liệu cao đối với các triệu chứng đau nhức từ ngực, bụng đến lưng, vàng da vàng mắt, tứ chi tê liệt, đau đớn, ổ bụng kết cứng, ớn lạnh và hư lạnh, thân thể mỏi mệt, khát nước, biếng ăn, buồn nôn... Cũng như sự biểu thị của Tỳ chi tạng, Vị chi phủ, Đông y cho rằng Tỳ và Vị có mối quan hệ tương hỗ chặt chẽ, do đó, khi mà tình trạng của Tỳ không tốt thì Vị cũng mất khả năng tự điều khiển; Vị bị đau, bệnh, biếng ăn uống, tiêu hóa không tốt... thì phần lớn là do Tỳ không khỏe mạnh gây nên; do đó huyệt Tỳ du thường được dùng để khắc phục các triệu chứng ấy.

Đăng nhận xét

iBooks

{picture#https://1.bp.blogspot.com/-g9yBlmBaTqE/WrjioUbUeRI/AAAAAAAAkog/Bz6Nhx7FvOwb0F9nFWJ1tPPtaZLiTWfJwCLcBGAs/s1600/nguyen-duy-giang.png} DỰ ÁN CHIA SẺ SÁCH {facebook#https://www.facebook.com/ernestonguyengiang} {twitter#https://twitter.com/duygiangnguyen} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#https://www.pinterest.com/nguyenduygiang/} {youtube#https://youtube.com/nguyenduygiang} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}
Được tạo bởi Blogger.